Khả năng làm lành vết thương của neem sạch mụn AA

Tóm tắt:
Khả năng tạo tế bào mới, làm lành vết thương và không để lại sẹo là một trong cơ chế quan trọng của neem sạch mụn AA. Khả năng này đến từ dịch chiết củ nghệ, dầu mù u, và neem. Các công trình khoa học công bố cho thấy các hoạt chất trong dầu này có thể làm lành vết thương rất nhanh chóng. Ví dụ hoạt chất từ neem giúp làm lành hơn 90% vết thương trong vòng 15 ngày.


1. Khả năng làm lành vết thương

Làm lành vết thương trải qua một số bước. Giai đoạn 1 là viêm. Viêm sẽ làm tăng tính thẩm thấu của mạch máu làm các bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân thấm qua thành mạch máu đi ra xung quanh nhiều hơn. Các bạch cầu này sẽ làm sạch các vật thể lạ và vi khuẩn. Giai đoạn 2 là giai đoạn tăng sinh. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 tuần với sự hình thành các mô hạt, co nhỏ vết thương và biểu mô. Giai đoạn 3 là quá trình làm lành vết thương. Quá trình này gồm sự tổ chức lại các sợi collagen mới, tạo cấu trúc tăng độ bền vết thương.
Một chất làm lành vết thương tối ưu là chất có thể bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn; Giảm viêm; Tạo tế bào mới trong quá trình tăng sinh và tái cấu trúc lại những tế bào vết thương.
Hình 1: Các giai đoạn làm lành vết thương

2. Khả năng làm lành vết thương tổng quát của neem sạch mụn AA


Khả năng làm lành vết thương của neem sạch mụn AA rất cao. Về mặt cơ chế, neem sạch mụn AA có thể làm lành từ bên trong đối với mụn kín (đó là một trong những lý do khiến mụn bọc nhanh lành). Đặc biệt, khi bạn nặn mụn (vết thương hở), neem sạch mụn AA sẽ ngăn cản sự thâm nhậm của vi khuẩn lạ, là thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh.

3. Khả năng làm lành vết thương của một số thành phần chính

a. Dịch chiết củ nghệ (1)

Hình 1: Curcumin tham gia vào cả 3 quá trình làm lành vết thương

Thành phần dịch chiết củ nghệ có thành phần quan trọng là curcumin. Đây là hoạt chất có khả năng kháng viêm (2), kháng nhiễm khuẩn (3), kháng oxi hóa (4). Curcumin cũng gia tăng quá trình tạo tế bào mới và tái cấu cúc vết thương (5). Xem thêm bài: Nghệ tốt cho da như thế nào?

i. Curcumin chống viêm

  • Làm giảm viêm do hoạt tính ức chế hoạt động của NF-(κ)B, do vậy làm giảm sự tạo thành TNF-α và IL-1 cytokines.
  • Dập tắt các gốc oxy hóa tự do, một tiền chất vây viêm.
  • Gia tăng sự tạo thành các eznyme chống oxy hóa

ii. Quá trình tăng sinh tạo tế bào mới

  • Tăng cường sợi nguyên bào, tạo mô hạt.
  • Tái sắp xếp collagen nâng đỡ tế bào da.
  • Thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào bị tổn thương ở giai đoạn đầu của vết thương, do vậy loại bỏ những tế bào bị viêm từ vị trí vết thương
iii. Làm lành vết thương
  • Tăng nhanh quá trình thu hẹp vết thương bằng cách tạo ra TGF-β, do vậy tăng cường sản xuất sợi tế bào.

b. Dầu mù u

Mù u là dầu được sử dụng rất lâu trong dân gian để trị phỏng, tái tạo tế bào nhanh, mờ sẹo, liền sẹo. Xem thêm bài: Tại sao dầu neem làm liền sẹo nhanh. Một số kết quả nghiên cứu (6) cho thấy sẹo mờ đi hơn 50% và kích thước vết sẹo cũng giảm đi 50% sau 9 tuần sử dụng.


Hình 2: Kích thước vết sẹo giảm hơn 50% sau 9 tuần sử dụng (6)
Hình 3: Độ mờ của vết sẹo giảm khoảng 50% sau 9 tuần sử dụng (6)

c. Dịch chiết từ neem 

Nghiên cứu (7) được tiến hành với các vết thương trên chuột, được điều trị bằng nước muối, dịch chiết lá neem và  để đối chứng. Kết quả cho thấy dịch chiết lá neem thúc đẩy quá trình làm lành tương đương thuốc sát trùng Povidone Iodine và cao hơn nhiều so với nước muối. Điều này thể hiện qua độ giảm chiều dài vết thương.

Hình 4: So sánh khả năng làm lành của dịch chiết neem so với nước muối và thuốc sát khuẩn Podione Iodine

Điều này chứng minh rằng neem tăng tốc quá trình làm lành vết thương trước hết bằng khả năng ngăn ngừa vi khuẩn và nhiễm trùng. Đồng thời khả năng kháng viêm của neem cũng giúp quá trình làm lành vết thương nhanh hơn. Đặc biệt nghiên cứu chỉ ra rằng neem sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen nhanh chóng để làm lành vết thương. Các hoạt chất của neem sẽ làm vết thương lành nhanh sau ngày thứ 10, và gần 90% vết thương sẽ lành sau 15 ngày sử dụng.

Tài liệu tham khảo

1. Akbik, D., et al., Curcumin as a wound healing agent. Life Sciences, 2014. 116(1): p. 1-7.
2. Liang G, Yang S, Zhou H, Shao L, Huang K, Xiao J, et al. Synthesis, crystal structure and anti-599 inflammatory properties of curcumin analogues. Eur J Med Chem
3. Mun SH, Joung DK, Kim YS, Kang OH, Kim SB, Seo YS, et al. Synergistic antibacterial effect 624of curcumin against methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Phytomedicine 2013; 625 20:714–8
4. Ak T, Gulcin I. Antioxidant and radical scavenging properties of curcumin. Chem Biol 517 Interact 2008;174:27–37
5. Joe B, Vijaykumar M, Lokesh B. Biological properties of curcumin-cellular and molecular586 mechanisms of action. Crit Rev Food Sci Nutr 2004;44:97–111.
6. Dweck, A.C. and T. Meadows, Tamanu (Calophyllum inophyllum) – the African, Asian, Polynesian and Pacific Panacea. International Journal of Cosmetic Science, 2002. 24(6): p. 341-348.

7. Naveen Kumar Chundran,1 Ike Rostikawati Husen,2 IrraRubianti3, Effect of Neem Leaves Extract (Azadirachta Indica) on Wound Healing




Share:

No comments:

Post a Comment

Theo dõi Facebook

Từ khóa

accutane (1) AHA (2) Alcohol (1) alpha hydroxy acid (1) ảnh hưởng (1) áp lực. (1) bảo vệ da (1) Benzoyl Peroxide (3) BHA (2) body (1) bùng phát mụn (1) các loại mụn (1) cần biết (1) căng thăng (1) cảnh báo (1) Cấu trúc của da (1) chăm sóc da (2) chăm sóc da dầu (1) cho con bú (1) chống lão hóa (1) chu kỳ (1) cơ chế (1) Cơ chế trị mụn (1) Cồn (1) Da (3) da dầu (3) da hỗn hợp (1) da khô (4) da khô rát (1) da mặt (1) da mụn (2) da nhờn (5) đàn ông (1) đất sét (1) dậy thì (1) đèn đỏ (1) Dị ứng (1) điều trị (1) điều trị mụn (3) Doxycycline (1) dưỡng ẩm cho da mụn. (1) facial (1) gây trầm cảm (1) hoạt chất (1) Isotretenoin (1) khác nhau (1) khác như thế nào (1) khiếm khuyết (1) kinh nguyệt (1) LHA (1) LIPO HYDROXY ACID (LHA) trị mụn như thế nào (1) loại mụn gì (1) Lưu huỳnh (2) lưu ý (2) mang thai (1) Mặt nạ (1) mặt nạ thiên nhiên (1) mụn (7) Mụn đầu đen (1) mụn đầu trắng (1) mụn mẩn đỏ (1) mụn mủ (1) mụn ở ngực (1) nam giới (1) Neem (1) ngừa mụn (1) nguyên nhân (2) những điều cần tránh (1) phát ban (1) phụ nữ (1) phụ nữ mang thai (1) Retinoid (1) retinol (1) rửa mặt đúng cách (1) Rượu (1) Salicylic Acid (1) sản phẩm chăm sóc da dầu. (1) skin (1) Spironolactone (1) stress (1) tác dụng (2) tác dụng phụ (5) tác dụng phụ. (1) tác nhân (1) tại sao (2) tại sao mụn (1) Tea tree Oil (1) tên gọi các loại mụn (1) thành phần mỹ phẩm (1) thư giãn (1) Thuốc (1) thuốc bôi trị mụn (1) thuốc kháng sinh liêu thấp (1) thuốc ngừa thai (1) thuốc trị mụn (1) thuốc uống (1) thuốc uống trị mụn (1) tia bức xạ (1) tia UV (1) trầm cảm (1) trị mụn (7) trị mụn tự nhiên (2) tự ti (1) ung thư vú (1) vấn đề (1) vấn đề tuổi dậy thì (1)

Bài viết phổ biến

Labels

Bài viết mới nhất

Lưu trữ