NHỮNG NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY NÊN DA KHÔ


Nguyên nhân chung của ngứa, da khô dường như không có gì khó đoán: Đó là thiếu độ ẩm. Nếu bạn đang tìm kiếm biện pháp khắc phục da khô, hãy kiểm tra danh sách này trước để tìm hiểu xem một trong những tác nhân sau đây có thể là nguyên nhân cho làn da khô của bạn.
1/ Hương liệu - Chất tạo mùi
Amy Forman Taub, MD, trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu tại Đại học Northwestern, nói: "Hương liệu có khuynh hướng gây kích ứng da khô hoặc làm tồi tệ hơn, do đó tránh các hương liệu và các sản phẩm chăm sóc da có chứa mùi thơm. Kem dưỡng da có thể gây khô da nhiều hơn dưỡng khi trong thành phần có chứa nhiều hương liệu. Hãy tìm các sản phẩm có chứa các thành phần như mật ong và vanilla, và các chất béo thực vật, như ca cao và shea để có được làn da mịn màng


Hình 1. Hình minh họa hương liệu
2/ Xà phòng
Không có gì làm giảm độ ẩm ở da nhanh như các sản phẩm tẩy rửa. Do đó, cẩn thận lựa chọn các sản phẩm làm sạch cho mặt và cơ thể. Joel Schlessinger, bác sĩ da liễu ở Omaha, Nebraska, cảnh báo về các chất tẩy rửa mạnh và ngay cả những chất làm mềm vải nếu bạn có thể làm da bạn trở nên khô hơn. Thay vào đó, hãy tìm kiếm các loại xà bông xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ nhàng, theo Tiến sĩ Schlessinger.


Hình 2. Xà phòng tẩy rửa mạnh có thể làm khô da của bạn
3/ Di truyền
Các nhà nghiên  nói rằng da khô có thể được dì truyền từ cha mẹ. Các chuyên gia tại Đại học Dundee, Scotland, đã phát hiện ra việc sản xuất protein filaggrin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và làm ẩm da. Những người bị những người bị hạn chế sản xuất protein filaggrin sẽ bị khô da và có nguy cơ mắc bệnh eczema cao hơn.
Nếu bạn luôn có làn da khô, hoặc cả gia đình bạn đều như thế, điều quan trọng là bạn phải luôn giữ ẩm da hàng ngày. Joshua Zeichner, MD, giám đốc nghiên cứu về mỹ phẩm và lâm sàng của khoa da liễu tại Trung tâm Y tế Mount Sinai, cho biết: "Tìm ceramides và lipid trong kem dưỡng ẩm, giúp xây dựng và củng cố rào cản da”.


Hình 3. Da khô có thể do di truyền của gia đình
4/ Nước cứng
Nước cứng có chứa nồng độ cao những ion kim loại như Magie, Canxi và Kẽm – Những ion kim loại này có thể tạo thành một lớp mỏng trên da của bạn và gây nên tình trạng khô da. Dennis Gross, MD, một bác sĩ da liễu ở thành phố New York, cho biết: "Các kim loại nặng biến các loại dầu trên da trở nên nặng hơn, làm trầm trọng thêm các tình trạng như mụn  và rosacea, và ngăn không cho các chất dưỡng ẩm bị hấp thu vào da”. Đầu tư vào hệ thống lọc nhà sẽ làm giảm hàm lượng khoáng chất của nước, và Gross khuyến cáo bổ sung chelators, như vitamin A và C, để chăm sóc da vì chúng chống lại lớp phủ lắng đọng bởi nước cứng.



Hình 4. Nước cứng có chứa các ion kim loại

5/ Thuốc trị mụn và Retinol

Các chất tẩy tế bào chết về hóa chất điều trị mụn - retinol, axit glycolic, axit salicylic và benzoyl peroxide cũng có thể làm khô da của bạn. Tin tốt lành là bạn không phải bỏ chế độ chăm sóc da của mình, mặc dù cắt bỏ việc sử dụng chúng có thể mang lại kết quả mà không gây kích ứng. "Hãy giảm tần số sử dụng hàng ngày, hãy chắc chắn rằng bạn chọn một loại chất tẩy rửa nhẹ mà không gây ra vấn đề này và yêu cầu bác sĩ da liễu của bạn kê đơn thuốc ít làm khô hơn nếu cần", Thạc sĩ Taub khuyên. Bạn cũng có thể thử bôi sản phẩm điều trị trên kem dưỡng ẩm của bạn.


Hình 5. Ảnh minh họa sản phẩm trị mụn

6/ Không Khí khô

Khí ép, đặc biệt là nhiệt, có thể hút ẩm từ da của bạn - làm cho da cảm thấy khô và ngứa. Máy làm ẩm không khí có thể giúp ích cho việc khôi phục độ ẩm cho không khí trong nhà bạn. Thạc Sĩ Schlessinger nói: "Ngoài ra, bạn nên duy trì một lượng kem hydrocortisone nhẹ - 1% - sử dụng ngay nếu bạn thấy những dấu hiệu của da bị nứt hoặc khô. Hydrocortisone là một chất chống viêm giúp chữa lành và làm dịu da khô, nứt nẻ và làm lành vết thương”.


Hình 6. Không khí và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến độ ẩm của làn da


Share:

No comments:

Post a Comment

Theo dõi Facebook

Từ khóa

accutane (1) AHA (2) Alcohol (1) alpha hydroxy acid (1) ảnh hưởng (1) áp lực. (1) bảo vệ da (1) Benzoyl Peroxide (3) BHA (2) body (1) bùng phát mụn (1) các loại mụn (1) cần biết (1) căng thăng (1) cảnh báo (1) Cấu trúc của da (1) chăm sóc da (2) chăm sóc da dầu (1) cho con bú (1) chống lão hóa (1) chu kỳ (1) cơ chế (1) Cơ chế trị mụn (1) Cồn (1) Da (3) da dầu (3) da hỗn hợp (1) da khô (4) da khô rát (1) da mặt (1) da mụn (2) da nhờn (5) đàn ông (1) đất sét (1) dậy thì (1) đèn đỏ (1) Dị ứng (1) điều trị (1) điều trị mụn (3) Doxycycline (1) dưỡng ẩm cho da mụn. (1) facial (1) gây trầm cảm (1) hoạt chất (1) Isotretenoin (1) khác nhau (1) khác như thế nào (1) khiếm khuyết (1) kinh nguyệt (1) LHA (1) LIPO HYDROXY ACID (LHA) trị mụn như thế nào (1) loại mụn gì (1) Lưu huỳnh (2) lưu ý (2) mang thai (1) Mặt nạ (1) mặt nạ thiên nhiên (1) mụn (7) Mụn đầu đen (1) mụn đầu trắng (1) mụn mẩn đỏ (1) mụn mủ (1) mụn ở ngực (1) nam giới (1) Neem (1) ngừa mụn (1) nguyên nhân (2) những điều cần tránh (1) phát ban (1) phụ nữ (1) phụ nữ mang thai (1) Retinoid (1) retinol (1) rửa mặt đúng cách (1) Rượu (1) Salicylic Acid (1) sản phẩm chăm sóc da dầu. (1) skin (1) Spironolactone (1) stress (1) tác dụng (2) tác dụng phụ (5) tác dụng phụ. (1) tác nhân (1) tại sao (2) tại sao mụn (1) Tea tree Oil (1) tên gọi các loại mụn (1) thành phần mỹ phẩm (1) thư giãn (1) Thuốc (1) thuốc bôi trị mụn (1) thuốc kháng sinh liêu thấp (1) thuốc ngừa thai (1) thuốc trị mụn (1) thuốc uống (1) thuốc uống trị mụn (1) tia bức xạ (1) tia UV (1) trầm cảm (1) trị mụn (7) trị mụn tự nhiên (2) tự ti (1) ung thư vú (1) vấn đề (1) vấn đề tuổi dậy thì (1)

Bài viết phổ biến

Labels

Bài viết mới nhất

Lưu trữ