Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Vậy có khi nào bạn thắc mắc da chúng ta đóng vai trò gì trong cơ thể? Nó phục vụ nhiều chức năng quan trọng:
- Bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương;
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể;
- Duy trì cân bằng nước và điện giải;
- Cảm nhận kích thích đau đớn và dễ chịu;
- Tham gia tổng hợp vitamin D;
- Da giữ các dưỡng chất quan trọng, là rào cản chống lại các nguy hại từ môi trường bên ngoài như tia cực tím, vi khuẩn ...
- Bất cứ thứ gì cản trở chức năng của da hoặc gây ra sự thay đổi về bề mặt của da có thể có những hậu quả quan trọng đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Cấu trúc củ da gồm các lớp biểu bì, mô, dây thần kinh và các mạch máu |
Da có 3 lớp: biểu bì, hạ bì, lớp mô dưới da; Phía bên dưới của da là các dây thần kinh; dây thần kinh kết thúc; các tuyến; nan lông; mạch máu.
Biểu bì
Là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết.
Nó bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.
Cấu tạo của lớp biểu bì |
1-Lớp đáy (hay stratum basale): là lớp trong cùng của biểu bì
nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh.
2-Lớp tế bào sinh trưởng (hay Stratum spinosum): các tế bào
keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.
3-Lớp hạt (hay stratum granulosum): Quá trình sừng hóa bắt đầu-
các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành
chất sừng và các lipid biểu bì.
4-Lớp bóng (hay stratum lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ, trở
nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.
5-Lớp sừng (hay stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu
bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc
vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá
trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.
Hạ bì
Hạ bì thì dày, đàn hồi, là lớp giữa của da và bao gồm 2 lớp:
1-Lớp đáy (hay stratum
reticulare): là vùng rộng và dày, nơi tiếp giáp với hạ bì.
2-Lớp lưới (hay stratum papillare): được định dạng hình làn
sóng và tiếp xúc với biểu bì
Phần cấu trúc chính của lớp hạ bì là sợi collagen, sợi đàn hồi và
các mô liên kết- giúp cho làn da độ khỏe mạnh, linh hoạt mang đến sự trẻ trung hơn cho da. Các cấu trúc này thì gắn
chặt với một chất như gel (có chứa axit hyaluronic), có khả năng cao trong việc
liên kết với phân tử nước giúp duy trì được thể tích của da.
Lớp hạ bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể
khỏi ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng lớp ngoài cùng:
Lớp hạ bì dày, có cấu trúc giúp làm nhẹ đi các tác động từ
bên ngoài và khi tổn thương xảy ra, chúng có chứa các mô liên kết giúp làm lành
vết thương như nguyên bào sợi và dưỡng bào .
Là nơi có chứa nhiều
mao mạch máu giúp nuôi dưỡng biểu bì và loại bỏ chất thải.
Tuyến bã nhờn (nơi sản sinh dầu cho bề mặt da) và tuyến mồ
hôi (nơi vận chuyển nước và axit lactic tới bề mặt da) thì đều được đặt tại
lớp hạ bì. Các chất lỏng này kết hợp với nhau tạo nên lớp màng hydrolipid.
Lớp mô dưới da.
Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể,
đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể . Chúng
bao gồm:
Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như một lớp đệm.
Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường
ranh giới): bao gồm các mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn
kết lại với nhau.
Các mạch máu.
Số lượng các tế bào chất béo ở mô dưới da thì khác nhau ở
các vùng trên cơ thể . Hơn nữa, sự tạo
thành các tế bào này cũng khác nhau giữa nam và nữ,cũng như cấu trúc của các bộ
phận khác của da.
Làn da thay đổi xuyên suốt cuộc đời của mỗi người. Tìm hiểu
thêm tại làn da ở các độ tuổi khác nhau.
Tài liệu tham khảo:
(1)Clinical Infectious Diseases, Volume 38, Issue
12, 15 June 2004, Pages 1673–1681,
(2)New insights into skin structure: scratching the
surface, Gopinathan Kmenon, Avon Products, Inc.–Global R&D, Avon Place,
Suffern, NY 10901, USA
(3)Skin structure and mode of action of vesicles
J.ABouwstraP.LHoneywell-Nguyen
(4) Leiden/Amsterdam Center for Drug Research,
Gorlaeus Laboratories, Leiden University, P.O. Box 9502, 2300 RA Leiden, The
Netherlands.
(5) Skin of color: Biology, structure, function, and
implications for dermatologic diseas, Susan C.TaylorMD, Skin of Color Center, Department
of Dermatology, St. Luke's-Roosevelt Hospital, New York. New York, New York
No comments:
Post a Comment