Làn
da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Một làn da khỏe
hoạt động như một rào cản giữa thế giới bên ngoài và bên trong cơ thể, và
là sự bảo vệ cơ thể đầu tiên và tốt nhất.
Làn
da sẽ có những thay đổi thích nghi với
những tác động bên ngoài để bảo vệ cơ thể.
Nhiệt
độ thay đổi, mất nước và tia bức xạ: Như
là lớp ngoài cùng của da, lớp sừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ
thể khỏi môi trường và hạn chế sự mất nước của biểu bì.
Chúng
có chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs)- bắt nguồn từ tuyến bã nhờn của lớp
sừng bao gồm lactic và ure. Những chất này gắn kết với nước và giúp duy trì được
sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại của da. Nếu các nhân tố này bị suy yếu, da
sẽ mất đi độ ẩm. Khi độ ẩm của lớp sừng xuống còn từ 8- 10%, da trở nên khô, sần sùi và có xu
hướng bị nứt nẻ.
Khi da tiếp xúc thường xuyên với
ánh nắng mặt trời, sự sản sinh sắc tố ở lớp đáy tăng lên, da trở nên dày hơn
để tự bảo vệ và chứng tăng sắc tố da có thể xảy ra. Tìm hiểu thêm ở ánh
nắng mặt trời tác động đến da như thế nào. Các tế bào mở ở mô dưới da cũng
giúp cô lập cơ thể khỏi nhiệt độ nóng và lạnh
Áp
lực, dòng chảy và sự mài mòn:
Một lần nữa, các lớp biểu bì tạo thành lớp đầu tiên để bảo vệ. Các tế bào
mỡ ở mô dưới da cung cấp lớp đệm hoạt động như thiết bị giảm va chạm, bảo vệ
các mô cơ và các sợi mô bao quanh cơ ở phía dưới.
Khi
da tiếp xúc với các nhân tố bên ngoài, sẽ làm cho lớp sừng dày lên, ví dụ khi
các vết chai ở tay hay chân sẽ càng dày lên khi bị cọ xát nhiều.
Các vật chất hóa học: khả năng đệm
của màng hydrolipid và axit bảo vệ giúp bảo về cơ thể khỏi các chất hóa học có
tính kiềm gây hại. Tìm hiểu thêm ở các nhân tố ảnh hưởng đến làn da.
Vi
khuẩn và vi rút: lớp sừng của biểu bì và các axit bảo vệ chống lại các loại vi
khuẩn và nấm. Nếu có tác nhân nào đó vượt qua được rào cản đầu tiên thì hệ
thống miễn dịch của da sẽ phản ứng lại.
Là cơ quan đa nhiệm vụ lớn nhất,
nên da đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta:
Kiểm soát cảm xúc: Đầu các dây thần kinh ở da khiến da
nhạy cảm với áp lực, chấn động, va chạm, nỗi đau và nhiệt độ .
Sự tái tạo: da có khả năng phục hồi các vết
thương
Nguồn
thức ăn: các tế
bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi cơ thể
cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch máu và đưa đến nơi cần thiết.
Da
cũng đóng một vai trò quan trọng về tâm lý. Là chỉ số dễ thấy nhất của sức khỏe,
tình trạng da của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm thấy về bản thân
mình và cách người khác cảm nhận chúng ta ra sao. Khi làn da khỏe mạnh và
không có bất kì vấn đề gì, nó có thể làm mọi chuyện tốt hơn và chúng ta sẽ cảm
thấy thoải mái và tự tin hơn.
Tài
liệu tham khảo
The structure and
function of skin,
William Montagna and Paul F. Parakkal, oregon regional primate research center
beaverton, oregon.
Clinical
Infectious Diseases, Volume 38, Issue 12, 15 June 2004, Pages 1673–1681,
https://doi.org/10.1086/420818
New
insights into skin structure: scratching the surface, Gopinathan Kmenon, Avon
Products, Inc.–Global R&D, Avon Place, Suffern, NY 10901, USA
No comments:
Post a Comment