Cơ chế làm sạch mụn của Neem sạch mụn AA





Neem sạch mụn AA với 100% hoạt chất từ tự nhiên. Các thành phần tự nhiên được nghiên cứu, chiết tách, tinh chế và phân đoạn để đạt hiệu quả cao. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cơ chế làm sạch mụn của sản phẩm Neem sạch mụn AA.

I. Cơ chế làm sạch mụn tổng thể

Mụn trứng cá sinh ra bắt đầu từ việc tăng hoạt động của tuyến bã nhờn và sự oxy hóa một số thành phần bã nhờn như squalene. Điều này dẫn tới sự tích tụ bã nhờn, sự phát triển của vi khuẩn P. acnes,  tạo các chất gây độc tích cho tế bào và kích thích viêm. Cơ chế của sản phẩm neem sạch mụn AA có thể tóm lược về 5 cơ chế chính: (1) Điều hòa tuyến nội tiết; (2) Kháng oxy hóa; (3) Kháng vi khuẩn; (4) Kháng viêm; và (5) Tái tạo tế bào mới.



Hình 1: Cơ chế diệt mụn của Neem sạch mụn AA

II. Cơ chế cụ thể

1. Điều hòa tuyến nội tiết

Tuyến nội tiết nằm ở lớp trung bì, giúp tiết ra các bã nhờn, giúp da giữ ẩm, mịn màng. Tùy một số điều kiện, các tuyến này có thể hoạt động quá mạnh khiến lượng bã nhờn tiết ra nhiều và lỗ chân lông bài tiết ra không kịp.
Hoạt chất Azadirachtin và một số hoạt chất trong dịch chiết lá neem có khả năng tác động lên hoạt động của một số tuyến nội tiết trong phạm vi hẹp (local effect) của vị trí gây mụn (1,2).
Bên cạnh đó omega 3 (alpha linoleic acid) có trong dầu nền Sacha Inchi, thẩm thấu rất nhanh qua da và tích lũy xung quanh các tuyến nội tiết (sau 4h) (3). Hoạt chất omega 3 sẽ giúp cơ thể điều hòa tuyết nội tiết này (4). 
Hình 2: Thành phần dầu Sacha Inchi trong neem sạch mụn


Hình 3: Omega 3 sẽ tập trung nhiều ở tuyến bã nhờn giúp điều hòa tuyến bã nhờn (3).


2. Ngăn chặn và dập tắt các phản ứng oxy hóa bã nhờn

Bã nhờn rất dễ bị oxy hóa, đặc biệt là squalene, một thành phần của bã nhờn. Khoa học đã chứng minh thành phần squalene có trong mụn lên tới khoảng 20% so với khoảng 10-15% của bã nhờn bình thường (5). Sự oxy hóa bã nhờn sẽ gây nên:
a. Làm bã nhờn đặc lại, do vậy khó đào thải ra ngoài.
b. Tiêu thụ oxy, tạo môi trường thiếu oxy (kỵ khí) trong lỗ chân lông. Môi trường thiếu oxy sẽ thúc đẩy vi khuẩn gây mụn P. acnes phát triển.
c. Tạo ra một số tiền chất, gây kích ứng tế bào, kích thích hệ miễn dịch, do vậy làm da sưng đỏ, viêm.
Hình 4: Oxy hóa squalene, một thành phần của bã nhờn.


Sự oxy hóa của bã nhờn có thể được dập tắt phần nhờ thành phần acid béo không no trong Neem sạch mụn AA. Các acid không no có khả năng dập tắt gốc tự do và chống lại tia UV (do khả năng thẩm thấu tốt) (6).

3. Kháng vi khuẩn, đặc biệt P. acnes

P. acnes là một vi khuẩn kỵ khí. Các vi khuẩn này thường có mặt trong da và không gây hại. Chỉ khi có cơ hội, P. acnes mới phát triển mạnh và gây mụn. Sự dư thừa bã nhờn và kỵ khí là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn P. acnes phát triển. Hiện nay, P.acnes có nhiều biến thể và ngày càng khó điều trị. Điều này có thể do khả năng kháng thuốc và khả năng tạo các lớp film (cộng đồng vi khuẩn) giúp chúng bảo vệ lẫn nhau (7).
Ngoài P. acnes, nhiều loại vi khuẩn gây mụn, viêm cũng dễ dàng xâm nhập do những tổn thương do mụn trên da.
Các vi khuẩn này khi phát triển sẽ tiết ra các hoạt chất gây kích ứng hệ miễn dịch và gây ngộ độc tế bào. Điều này làm cơ thể tiết ra sức đề kháng, miễn dịch, làm sưng, đỏ vùng da bị nhiễm khuẩn.
Trong Neem sạch mụn AA, các thành phần diệt khuẩn hiệu quả như Terpinene-4-ol trong tràm trà, Azadirachta Indica, Nimbin trong dầu neem, Coumarin trong dầu mù u giúp diệt các vi khuẩn gây mụn và vi khuẩn gây hại xâm nhập. Đặc biệt, khả năng diệt P. acnes đạt hiệu quả cao nhờ các hoạt chất tự nhiên có khả năng phá các lớp màng vi khuẩn hiệu quả và khả năng thẩm thấu cao. Ví dụ, nghiên cứu, tràm trà 5% có khả năng diệt khuẩn tương đương với Benzoyl Peroxide, mà không để lại tác dụng phụ (8).

4. Kháng viêm

Với các mụn mới nổi đỏ, việc sử dụng neem sạch mụn AA sẽ làm hết nhức, đau, đỏ sau khoảng 1-2 ngày (4 lần bôi).  Điều này là nhờ khả năng kháng viêm tuyệt vời dầu neem, và dầu mù u (9,10).  Các hoạt chất trong neem và dầu mù u sẽ dập tắt các tiền chất gây kích ứng viêm và cân bằng hệ miễn dịch.

5. Tái tạo tế bào mới

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của Neem sạch mụn AA là khả năng loại tạo tế bào mới. Điều này rất quan trọng vì khi bị mụn, các tế bào da bị bị tổn thương.  Các tia UV và vi khuẩn lạ sẽ dễ dàng xâm nhập.
Bằng việc kích thích tái tạo các tế bào mới, da của bạn sẽ được bảo vệ. Khả năng tái tạo tế bào mới là nhờ vào hoạt tính coumarin trong dầu mù u và các tinh chất của chiết suất củ nghệ vàng (11,12). Như các bạn đã biết nghệ và dầu mù u đã được dân gian dùng hàng ngàn năm để chữa trị và làm lành các vết thương. 

Tài liệu tham khảo:

1. Sharma, J.D., et al., ‘Antiandrogenic properties of neem seed oil (Azadirachta Indica) in male Rat and Rabbi'. Ancient Science of Life, 1987. 7(1): p. 30-38.
2. Parshad, O., et al., Effect of aqueous neem (Azadirachta indica) extract on testosterone and other blood constituents in male rats. A pilot study. West Indian Med J, 1994. 43(3): p. 71-4.
3. Cisneros, F.H., et al., Chemical Composition, Oxidative Stability and Antioxidant Capacity of Oil Extracted from Roasted Seeds of Sacha-Inchi (Plukenetia volubilis L.). Journal of Agricultural and Food Chemistry, 2014. 62(22): p. 5191-5197.
4. J. Wepierre , M. Corroller , D. Dupuis , A. Rougier , C. Berrebi: In vivo cutaneous distribution of linoleic acid following topical application in the hairless rat; Journal of the Society of Cosmetic Chemists, Vol. 37, No. 3, 191-198
5. Ottaviani, M., et al., Peroxidated Squalene Induces the Production of Inflammatory Mediators in HaCaT Keratinocytes: A Possible Role in Acne Vulgaris. Journal of Investigative Dermatology, 2006. 126(11): p. 2430-2437.
6. Capitanio, B., et al., Modulation of sebum oxidation and interleukin‐1α levels associates with clinical improvement of mild comedonal acne. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 2014. 28(12): p. 1792-1797.
7. Sadekuzzaman, M., et al., Current and Recent Advanced Strategies for Combating Biofilms. Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, 2015. 14(4): p. 491-509.
8. Koh, K.J., et al., Tea tree oil reduces histamine‐induced skin inflammation. British Journal of Dermatology, 2002. 147(6): p. 1212-1217.
9. Dweck, A.C. and T. Meadows, Tamanu (Calophyllum inophyllum) – the African, Asian, Polynesian and Pacific Panacea. International Journal of Cosmetic Science, 2002. 24(6): p. 341-348.
10. Schumacher, M., et al., Anti-inflammatory, pro-apoptotic, and anti-proliferative effects of a methanolic neem (Azadirachta indica) leaf extract are mediated via modulation of the nuclear factor-κB pathway. Genes & Nutrition, 2011. 6(2): p. 149-160.
11. Akbik, D., et al., Curcumin as a wound healing agent. Life Sciences, 2014. 116(1): p. 1-7.
12. Léguillier, T., et al., The Wound Healing and Antibacterial Activity of Five Ethnomedical Calophyllum inophyllum Oils: An Alternative Therapeutic Strategy to Treat Infected Wounds. PLoS ONE, 2015. 10(9): p. e0138602.


Share:

No comments:

Post a Comment

Theo dõi Facebook

Từ khóa

accutane (1) AHA (2) Alcohol (1) alpha hydroxy acid (1) ảnh hưởng (1) áp lực. (1) bảo vệ da (1) Benzoyl Peroxide (3) BHA (2) body (1) bùng phát mụn (1) các loại mụn (1) cần biết (1) căng thăng (1) cảnh báo (1) Cấu trúc của da (1) chăm sóc da (2) chăm sóc da dầu (1) cho con bú (1) chống lão hóa (1) chu kỳ (1) cơ chế (1) Cơ chế trị mụn (1) Cồn (1) Da (3) da dầu (3) da hỗn hợp (1) da khô (4) da khô rát (1) da mặt (1) da mụn (2) da nhờn (5) đàn ông (1) đất sét (1) dậy thì (1) đèn đỏ (1) Dị ứng (1) điều trị (1) điều trị mụn (3) Doxycycline (1) dưỡng ẩm cho da mụn. (1) facial (1) gây trầm cảm (1) hoạt chất (1) Isotretenoin (1) khác nhau (1) khác như thế nào (1) khiếm khuyết (1) kinh nguyệt (1) LHA (1) LIPO HYDROXY ACID (LHA) trị mụn như thế nào (1) loại mụn gì (1) Lưu huỳnh (2) lưu ý (2) mang thai (1) Mặt nạ (1) mặt nạ thiên nhiên (1) mụn (7) Mụn đầu đen (1) mụn đầu trắng (1) mụn mẩn đỏ (1) mụn mủ (1) mụn ở ngực (1) nam giới (1) Neem (1) ngừa mụn (1) nguyên nhân (2) những điều cần tránh (1) phát ban (1) phụ nữ (1) phụ nữ mang thai (1) Retinoid (1) retinol (1) rửa mặt đúng cách (1) Rượu (1) Salicylic Acid (1) sản phẩm chăm sóc da dầu. (1) skin (1) Spironolactone (1) stress (1) tác dụng (2) tác dụng phụ (5) tác dụng phụ. (1) tác nhân (1) tại sao (2) tại sao mụn (1) Tea tree Oil (1) tên gọi các loại mụn (1) thành phần mỹ phẩm (1) thư giãn (1) Thuốc (1) thuốc bôi trị mụn (1) thuốc kháng sinh liêu thấp (1) thuốc ngừa thai (1) thuốc trị mụn (1) thuốc uống (1) thuốc uống trị mụn (1) tia bức xạ (1) tia UV (1) trầm cảm (1) trị mụn (7) trị mụn tự nhiên (2) tự ti (1) ung thư vú (1) vấn đề (1) vấn đề tuổi dậy thì (1)

Bài viết phổ biến

Labels

Bài viết mới nhất

Lưu trữ