Monday, March 26, 2018

Cơ chế sinh mụn trứng cá là gì?

Tóm tắt: Mụn trứng cá là một vấn đề lớn, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Ước tính có hơn 80% thanh niên bị mụn tùy mức độ nhẹ tới nặng. Vậy tại sao lại có mụn trứng cá? Nguyên nhân thực sự vẫn đang tranh cải, tuy nhiên sự ô xy hóa của bã nhờn, mà cụ thể là squalene  được xem là khởi đầu cho sự hình thành mụn.

1. Sự oxy hóa bã nhờn

Bã nhờn là một hỗn hợp triglyceride của các acid béo (dạng ester). Trong bã nhờn, có thành phần rất dễ bị oxy hóa là squalene do có 6 nối đôi (1). Nghiên cứu cho thấy hàm lượng của squalene trong bã nhờn có liên quan tới việc hình thành mụn. Cụ thể hơn, bã nhờn của da có mụn có thành phần squalene khoảng 20% so với chỉ 10-15% của người không bị mụn.



Hình 1: Sự oxy hóa Squalene, một thành phần của bã nhờn.

2. Tại sao oxy hóa bã nhờn gây ra mụn?

 a. Tạo ra các chất gây viêm. Các chất này là keratinocytes, các tiền chất gây viêm cytokines và lipoxygenase. Các chất này sẽ tác động đến hệ miễn dịch, gây gộc tế bào, kích ứng tế bào và làm giảm glutathione (1,2,3,4). Một số chất béo trong bã nhờn khác khi bị oxy hóa cũng có thể tạo ra keratinocyte (5). Sự oxy hóa squalene sẽ tạo ra các gốc tự do, do vậy kích ứng hệ miễn dịch gây ra viêm (3).
b. Làm bã nhờn khó thoát ra ngoài. Sự oxy hóa này làm độ nhớt của bã nhờn tăng lên. Bã nhờn trở nên đặc lại và khó thoát ra ngoài.
c. Thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn P. acnes. Sự oxy hóa Squalene  sẽ làm lượng oxy trong lỗ chân lông giảm. Sự thiếu oxy thúc đẩy P. Acnes phát triển mạnh, do đây là vi khuẩn kỵ khí. Các vi khuẩn P. Acnes sẽ phát triển mạnh, tạo thành các màng (biofilm) góp phần làm tắc lỗ chân lông (3). Các vi khuẩn này cũng tiết ra các độc tố tế bào, kích ứng hệ miễn dịch hoạt động gây viêm.

3. Mối quan hệ giữa lượng chất chống oxy hóa và mụn trứng cá

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy người bị mụn có hàm lượng chất chống oxy hóa thấp thấp hơn người ít bị mụn. Việc bổ xung chất chống oxy hóa có thể được thực hiện bằng con đường ăn uống hoặc dùng các sản phẩm tự nhiên dạng dùng ngoài da.
Tài liệu tham khảo
  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2941049
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2835893/?tool=pubmed
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22648222
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3012032/?tool=pubmed
  5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9652685/

No comments:

Post a Comment