Neem là cây Xoan từ Ấn Độ, được du nhập vào Việt Nam. Hiện nay trồng rất nhiều để chắn cát, chống hạn tại Ninh thuận và Bình thuận. Neem được dùng từ ngàn xưa tại Ấn độ cho nhiều mục đích khác nhau như mỹ phẩm, các sản phẩm bảo vệ mùa màng. Neem chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho da.
fatty acids (EFA)
limonoids
vitamin E
triglycerides
antioxidants
calcium
Các hoạt chất này được dùng trong mỹ phẩm với nhiều mục đích khác nhau
Trị da khô và vết nhăn
Thúc đẩy sự tái tạo collagen
Giảm sẹo
Liền vết thương
Trị mụn
Ngoài ra, dầu neem cũng trị một số bệnh vảy nến, và một số bệnh ngoài da rất tốt.
Hình 1: Hạt và lá Neem
2. Một số nghiên cứu về Neem
a. Khả năng chống nhăn da, chống lại tia UV (1)
Hình 2: Neem có khả năng chống nhăn da, chống UV
b. Neem thúc đẩy quá trình làm lành vết thương (2)
Nghiên cứu cho thấy thời gian lành vết thương, kích thước vết thương, cảm giác đau đều cải thiện rõ rệt. Thời gian làm lành vết thương nhanh hơn khoảng 33% so với trường hợp không dùng neem.
c. Neem có khả năng trị mụn và kéo dài hiệu quả điều trị mụn (3)
Neem oil được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá. Kết quả cho thấy dầu neem hiệu quả trong việc điều trị. Đồng thời thời gian tác động của việc trị mụn được kéo dài. Điều này cho thấy tính hiệu quả của dầu neem trong sản phẩm neem sạch mụn AA.
d. Neem giúp điều hòa tuyến nội tiết (4)
Neem sau khi thấm qua da, sẽ có thể tác động đến tuyến nội tiết entrogen. Đây là tuyến điều khiển quá trình tiết bã nhờn và gây mụn.
Tóm tắt: Tia UV một mặt có tác dụng tốt đối với mụn trứng cá (diệt khuẩn, chống viêm). Mặt khác cũng có thể gây tổn thương cho tế bào da, đặc biệt là những tế bào đang bị tổn thương do mụn. Tia UV sẽ oxy hóa bã nhờn gây viêm. Tia UV cũng kích thích các phản ứng tạo thâm khi bị mụn và làm da dễ bị tổn thương. Do vậy, sản phẩm có thành phần chống UV là rất cần thiết.
1. Tác dụng tốt của tia UV
UV (ultraviolet) đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc hạn chế mụn trứng cá. UV có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, ngăn chặn sự lây nhiễm (infection) và ngăn chặn viêm (1). Tuy vậy, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chỉ một số bước sóng trong ánh sáng có hiệu quả diệt mụn. Ngoài ra, tia UV có thể gây một số bệnh khác lên da của bạn (ung thư da...) nếu tiếp xúc nhiều.
2. Tia UV có tác dụng xấu gì?
Tia UV làm tổn thương da bạn. Nó làm giảm khả năng bảo vệ của da, và làm da bạn mất ẩm. Khi bị mất ẩm, da bạn sẽ tiết nhiều dầu hơn. Kết quả là các mụn đầu trắng, mụn đầu đen có điều kiện hình thành (dầu và tế bào chết "mắc kẹt" trong lỗ chân lông). Đặc biệt tia UV sẽ làm các chất bã nhờn dễ bị oxy hóa, làm cho bã nhờn "dính" lại nhiều hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn P. acnes phát triển và gây viêm.
Hình 1: Oxy hóa squalene, một thành phần của bã nhờn.
Các tuyến tiết bã nhờn hoạt động mạnh vào mùa hè, do vậy da bạn bị "nhờn" hơn. Do vậy việc lựa chọn kem chống nắng phù hợp rất quan trọng. Ngoài ra, tia UV cũng kích thích quá trình tạo ra melanin, làm cho da bạn sẩm màu hoặc thâm khi bị mụn.
3. Lựa chọn kem chống nắng cho da mụn như thế nào?
Đầu tiên bạn nên để ý tới dầu nền trong kem chống nắng của bạn. Dầu này nên thiên về linoleic thay vì oleic, vì oleic acid sẽ có tác dụng dưỡng ẩm tốt nhưng sẽ làm bít lỗ chân lông của bạn.
Nên chống được cả UVA và UVB
Nên có chỉ số chống năng SPF >15
4. Neem sạch mụn AA có khả năng chống nắng tốt
Trong neem sạch mụn AA, thành phần omega 3 (linoleic acid) rất lớn. Đây là thành phần giúp bảo vệ da bạn khỏi tia UV mà không làm da bạn bị nhờn (3). Như trong clip của nhóm nghiên cứu AOTA, omega 3 (màu vàng) dễ dàng thẩm thấu qua da, tạo nên lơp màng giúp bảo vệ da khỏi tia UV. Chú thích:(Màu xanh (cyan) là da gồm cholesterol, ceramide, acid béo tự do), màu vàng là omega 3). Như quan sát trên video, omega 3 nhanh chóng thẩm thấu vào da.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉdầu mù u trong sản phẩm cũng có chỉ số chống nắng (Sun Protection Factor SPF 18-22) (4). Cũng theo kết qua này hơn 85% các tổn thương lên DNA gây ra bởi tia UV có thể được ngăn chặn và chữa lành với 1% dầu mù u trong sản phẩm.
Một số thống kê của nhóm nghiên cứu và một số điều rút ra từ thống kê.
1. Mức độ hiệu quả.
Hơn 83% người sử dụng hiệu quả. Số còn lại 17% ít hiệu quả thì hơn 95% là dùng thêm các sản phẩm như chống nắng, trang điểm, dưỡng ẩm.
Kết luận 1: Dùng theo hướng dẫn rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng sản phẩm
Hình 1: Hơn 83% người sử dụng (thu thập từ hơn 500 người sử dụng) cho biết Neem trị mụn hiệu quả
2. Neem sạch mụn AA hiệu quả hơn với những da ít dùng mỹ phẩm
Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu, da của những bạn hay dùng mỹ phẩm nhiều có thời gian trị mụn lâu hơn. Một giả thuyêt của nhóm nghiên cứu đưa ra là những mỹ phẩm bạn dùng hàng ngày có thể do tẩy trang không sạch gây "đóng rắn" lỗ chân lông. Hoặc những mỹ phẩm này làm da bạn yếu đi, và dễ bị vi khuẩn, ánh sáng làm tổn thương. Điều này làm cho thời gian dùng neem sạch mụn AA kéo dài hơn.
3. Thời gian dùng Neem sạch mụn AA
Mộ số hình ảnh thực tế
Hình 2: Hiệu quả sử dụng. Nữ sinh 19 tuổi, sau 6 ngày sử dụng.
Hình 3: Hiệu quả sử dụng. Ban đầu (hình bên trái), sau 4 ngày sử dụng (giữa) và sau 8 ngày sử dụng (phải)
Kết luận 2: Sử dụng Neem sạch mụn AA ngay khi mới mọc mụn (đỏ) sẽ giúp mụn xẹp nhanh chóng.
Kết luận 3: Sử dụng cho những mụn mọc nhiều cần kiên trì. Theo nghiên cứu, da bị mụn là do thiếu omega 3 trên da. Việc bổ xung omega 3 trên da có hiệu quả về mặt lâu dài cho việc giảm mụn.
Việc bạn biết đặc tính hoạt chất có trong sản phẩm trị mụn trên thị trường, cả về lợi ích và những tác dụng phụ là rất cần thiết. Nó giúp bạn có lựa chọn đúng. Những thông tin trong bài viết được dịch và trích dẫn từ tạp chí hàng đầu về y học trên thế giới.
1. Hoạt tính của một số hoạt chất trị mụn đang có trên thị trường
Hiện tại các loại thuốc trên thị trường có thể tham gia vào một số cơ chế sinh mụn: (1) Quá trình thải bã nhờn; (2) Quá trình sừng hóa làm bít lỗ chân lông; (3) Kiểm soát hoạt động của vi khuẩn P. Acnes; và (4) kiểm soát viêm.
Ví dụ: Benzoyl peroxide sẽ có tác động diệt vi khuẩn rất mạnh. Trong khi đấy khả năng kháng viêm, giảm sừng hóa ở mức độ trung bình, và không tham gia vào quá trình thải bã nhờn.
Hình 1: Đánh giá mức độ hoạt động của một số hoạt chất trị mụn trong các sản phẩm thị trường (1)
2. Những bằng chứng khoa học mới về những tác dụng phụ không mong muốn
Những bằng chứng khoa học mới đang đặt ra vấn đề về mức độ an toàn của các loại thuốc này. Nhìn chung đều dẫn tới kết luận, việc sử dụng các hoạt chất trên làm da yếu đi (chưa tính tới ảnh hưởng của các dung môi, phụ gia).
a. Benzoyl peroxide.
Về mặt cơ chế, hoạt chất này khi bôi lên da sẽ làm giảm acid của da xuống (làm giảm quá trình sừng hóa) và sau đó giải phóng các oxy nguyên tử. Các oxy nguyên tử hoạt động rất mạnh, sẽ tiêu diệt các vi khuẩn, các tế bào chết. Tuy vậy, nó cũng có khả năng làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh xung quanh.
b. Retinoids
Hiện tại đã bị cấm sản xuất tại Mỹ vì những bằng chứng tới hoạt chất này gây trầm cảm và làm tăng tỉ lệ tự sát.
c. Isotretinoin
Đây là hoạt chất thường có trong các loại thuốc uống trị mụn. Có hiệu quả điều trị và ngăn ngừa. Tuy vậy, những bằng chứng khoa học cho thấy hoạt chất này liên quan tới vấn đề stresss của bệnh nhân (2).
3. Sản phẩm tự nhiên hiệu quả và an toàn
Một trong những những ưu điểm lớn nhất của các sản phẩm tự nhiên (là sản phẩm tự nhiên thật, chứ không vài 1 vài % tự nhiên) là tính an toàn cao. Hầu như không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy vậy, hiệu quả của các sản phẩm tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tinh chế, chiết tách và phân tách các hoạt chất. Đây là những công đoạn đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng cả về lý thuyết và thực nghiệm
Tài liệu tham khảo
1. Williams,
H.C., R.P. Dellavalle, and S. Garner, Acne
vulgaris. The Lancet. 379(9813):
p. 361-372.
2. Magin, P., D. Pond, and W. Smith, Isotretinoin, depression and suicide: a review of the evidence. The
British Journal of General Practice, 2005. 55(511):
p. 134-138.
Sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên là điều mong muốn của tất cả mọi người. Tuy vậy, để làm ra sản phẩm hiệu quả và giá thành hợp lý đòi hỏi hàm lượng công nghệ rất cao. Chúng tôi xin phân tích một vài công nghệ trong sản xuất Neem sạch mụn AA.
1. Công nghệ phân tách hoạt chất
Tràm trà có khả năng diệt vi khuẩn, đặc vi khuẩn gây mụn rất tốt. Sản phẩm chứa 5% tràm trà có khả năng diệt khuẩn tương đương với sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide, một hóa chất diệt khuẩn mạnh bởi oxy nguyên tử. Tuy vậy, không phải mọi cấu tử trong tràm trà đều có khả năng diệt khuẩn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có 4 hoạt chất chính terpinen-4-ol, terpinolene, alpha terpineene, và alpha terpineol có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhất. Do vậy tràm trà sau khi được chưng tách phân đoạn (chưng cất giống như chưng cất trong dầu khí khi mà dầu thô được tách làm khí đốt, xăng, dầu diesel...) (1) phải tiếp tục được hoạt hóa, phân đoạn. Việc phân đoạn này đòi hỏi tinh chế được các phân đoạn có chứa hoạt chất kháng khuẩn trong tràm trà để đạt hiệu quả cao nhất trong sản phẩm.
Hình 1: Một mô hình chưng tách phân đoạn quy mô phòng thí nghiệm (2).
2. Công nghệ chiết tách hoạt chất
Các hoạt chất trong thảo mộc có thể lấy ra bằng dung môi nhưng tùy vào dung môi sử dụng và các điều kiện vận hành mà sẽ thu được hàm lượng các hoạt chất khác nhau. Điều này được lý giải bởi khả năng hòa tan các hoạt chất thay đổi rất nhiều khi dung môi thay đổi.
Để đạt hàm lượng hoạt chất cao, các dung môi chúng tôi là sự phối trộn nhiều loại dầu và tinh dầu để lấy các hoạt chất tự nhiên khác. Do vậy tính chọn lọc của các hoạt chất tự nhiên rất cao.
3. Việc thẩm thấu hoạt chất qua da và hiệu quả gia cường
Việc thẩm thấu các hoạt chất qua da là một trở ngại trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào dạng dùng ngoài da "bôi". Bởi vì da người có khả năng chống lại sự xâm nhập của các vi hoạt chất lạ. Ví dụ như terpinene-4-ol có khả năng diệt khuẩn cao, nhưng lại thấm qua da khá kém. Việc sử dụng ưu điểm của hoạt chất này trong tràm trà đòi hỏi phải nghiên cứu các hoạt chất dầu nền, và hoạt hóa dầu nền với nồng độ hoạt chất thích hợp.
Video về terpinen-4-ol (màu tím) và omega 3 (màu vàng) trên da. Da là thành phần gồm ceramide, cholesterol và các acid béo.
4. Chiết tách hoạt chất theo tiêu chuẩn dược phẩm và mỹ phẩm
Việc chiết tách hoạt chất theo tiêu chuẩn dược phẩm và mỹ phẩm đỏi hỏi tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ khâu xử lý nguyên liệu đến chế độ ép. Ví dụ nhiệt độ ép không được chênh lệnh quá 1 oC trước và sau khi ép xong.
Tài liệu tham khảo:
1. Lee,
C.-J., et al., Correlations of the
components of tea tree oil with its antibacterial effects and skin irritation.
Journal of Food and Drug Analysis, 2013. 21(2):
p. 169-176.
2. Miljana S. Marković1
, Nevenka M. Bošković-Vragolović2
, Mihailo S. Ristić3
, Vladimir P. Pavićevic2
,
Vlada B. Veljković4
, Svetomir Ž. Milojević1. Fractionation of the essential oil from juniper (Juniperus communis L.)
berries by hydrodistillation and rectification
Nếu bạn hỏi khách hàng đã sử dụng tại sao nên dùng "neem sạch mụn AA?" Tôi tin rằng bạn sẽ nhận không dưới 10 lý do về những điều tuyệt vời của sản phẩm. Xong trong bài viết này chúng tôi xin tóm tắt 5 lý do neem sạch mụn AA nên được lựa chọn.
Hình 1: Neem sạch mụn AA
1. Làm sạch mụn hiệu quả
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu hơn 83% sử dụng sản phẩm rất hiệu quả. Trong số 17% sử dụng hiệu quả thấp có tới 95% sử dụng không theo hướng dẫn sử dụng như dùng thêm các sản phẩm chống nắng, dưỡng ẩm làm hạn chế tác dụng của sản phẩm.
Mụn nhẹ: xẹp mụn, đau, viêm trong vòng 1-2 ngày. Không để lại vết thâm
Mụn trung bình: Xẹp mụn, giảm thâm trong vòng 6-8 ngày.
Mụn nặng: Kết quả khả quan sau 2-3 tuần.
Hình 2: Nữ, 19 tuổi, kết quả sau 6 này sử dụng.
Hình 3: Nữ 19 tuổi. Hình ban đầu, sau 4 ngày sử dụng (giữa) và sau 8 ngày sử dụng
2. 100% tự nhiên
Hình 4: Thành phần của Neem sạch mụn AA
Khi chúng tôi nói 100% tự nhiên tức là 100% các chất trong sản phẩm là tự nhiên. Không dung môi, hóa chất tổng hợp nào được thêm vào. Các hoạt chất tự nhiên được phân tách, và tinh chế từ các thảo mộc.
Việc sử dụng sản phẩm 100% tự nhiên giúp bảo vệ da bạn khỏi những tác dụng phụ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất như benzoyl peroxide, acid salicylic... có những tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh của da, làm da bạn trở nên sạm, dễ bắt nắng, yếu đi theo thời gian.
3. Giảm thâm, liền sẹo, tạo tế bào mới, giúp da bạn khỏe mạnh
Giảm thâm, liền thẹo và tái tạo tế bào mới là một thế mạnh của sản phẩm Neem sạch mụn AA. Nhờ sự có mặt hoạt chất trong dầu mù u (một loại dầu đã dùng trong dân gian từ lâu trong trị bỏng) và chiết suất của nghệ vàng, giúp kích thích tạo da non. Các quá trình này xảy ra nhờ các dưỡng chất có trong neem sạch mụn AA.
4. Khả năng ngăn ngừa mụn từ bên trong và bản chất
Mặc dù cần có thêm nhiều bằng chứng khoa học, tuy nhiên nguyên nhân mụn thường do sự suy giảm thành phần acid linoleic trong thành phần bã nhờn và sự hoạt động của tuyến nội tiết androgen cao. Neem sạch mụn có thể giúp giúp bạn giảm mụn lâu dài. Hoạt chất trong dịch chiết hạt và lá neem có tác dụng ức chế tuyến nội tiết adrogen. Các acid linoleic trong dầu Sacha Inchi sẽ thẩm thấu qua da và tích lũy xung quanh tuyến tiết bã nhờn, giúp ngăn chặn sự hình thành mụn.
5. Giá thành hợp lý
Một sản phẩm tốt với giá thành hợp lý là điều quá tuyệt vời. Neem sạch mụn AA được nghiên cứu khoa học bài bản, thử nghiệm kỹ càng và được sản xuất theo tiêu chuẩn dược phẩm của nhà máy Dược phẩm Agimexpharm.
Trong các số liệu thống kê về sử dụng sản phẩm neem trị mụn AA, có một vấn đề khá thú vị là "Neem sạch mụn AA" điều tiết lượng dầu trên da. Neem sạch mụn AA hạn chế sự tiết quá nhiều dầu, bã nhờn qua 3 cơ chế: a. Ức chế cục bộ androgen và tuyến bã nhờn do hoạt tính của Neem và nghệ; b. Ức chế enzyme 5-alpha reductase bởi acid linoleic; c. Khả năng làm loãng và hòa tan bã nhờn.
1. Lượng dầu tiết ra do đâu
Lượng dầu tiết ra nhiều là do enzyme 5-alpha reductase chuyển hóa testoterone thành dihydrotestosterone (DHT)
Do vậy, để kiểm soát lượng chất nhờn, phải dùng các chất ức chế enzyme 5-alpha reductase.
2. Tại sao Neem sạch mụn AA điều tiết lượng dầu trên da?
Có 3 cơ chế neem sạch mụn hạn chế bã nhờn trên da:
(1) Ức chế androgen nhờ vào hoạt chất của Neem và dịch chiết củ nghệ
(2) Ức chế enzyme 5-alpha reductase bởi acid linoleic
(3) Khả năng làm loãng và hòa tan bã nhờn
a. Khả năng ức chế cục bộ androgen.
Androgen là tuyến nội tiết của cả nam lẫn nữ, thúc đẩy việc tạo ra bã nhờn. Hoạt chất từ chiết suất dầu và lá neem đã được chứng minh chống lại trong phạm vi cục bộ tuyến bã nhờn (3).
Ngoài hoạt chất từ hạt và lá neem, dịch chiết củ nghệ cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế tuyến bã nhờn, giúp điều hòa lượng dầu tiết ra (2). Nghiên cứu cho thấy lượng dầu dư thừa trên da giảm vào tuần thứ 4 khi dùng sản phẩm có hoạt chất từ dịch chiết từ nghệ. Và lượng dầu tiết ra giảm khoảng 24.8% sau 6 tuần sử dụng. Điều này có ý nghĩa lớn đối với da dầu, vì lượng dầu tiết ra vai trò quan trọng trong việc hình thành mụn. Xem thêm: Nghệ tốt cho da như thế nào?
b. Khả năng ức chế enzyme 5-alpha reductase của linoleic acid
Linoleic được chứng minh là chất ức chế tự nhiên 5-alpha reductase (1).
Hình 2: Mô hình chất ức chế Enzyme dùng kiểm soát bã nhờn.
Sau khi thấm vào da, acid linoleic sẽ tập trung xung quanh tuyến tiết bã nhờn. Sự linoleic sẽ hạn chế sự tiết bã nhờn thông qua sự ức chế enzyme 5 alpha reductase. Xem thêmomega 3 tốt với da như thế nào?
Hình 3: Sự tập trung acid linoleic xung quanh tuyến bã nhờn.
c. Làm loãng và hòa tan bã nhờn
Sự có mặt acid linoleic sẽ làm bã nhờn loãng hơn, do vậy dễ bị bài tiết hơn. Đồng thời linoleic cũng loại bỏ các tế bào chết bên trong lỗ chân lông, hạn chế quá trình sừng hóa. Quá trình làm thông thoáng lỗ chân lông cũng được hỗ trợ bởi tính tẩy tế bào chết cao của tinh dầu tràm trà.
Lưu ý rằng, sự hạn chế dầu, bã nhờn này không có nghĩa là da sẽ bị khô hơn. Hạn chế lượng dầu có nghĩa là tuyến bã nhờn được kiểm soát điều hòa hơn. Chúng tôi chưa ghi nhận được trường hợp nào khách hàng phản ảnh về tình trạng da bị khô hơn. Điều đó có nghĩa nếu bạn da khô, bạn vẫn có thể dùng tốt mà không phải lo lắng.
"Việc nghiên cứu một chất có khả năng thấm qua da hay không đóng vài trò quan trọng để tạo ra các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm ngoài da hiệu quả."
1. Da - Lớp màng ngăn cách bảo vệ cơ thể bạn.
Da bạn là một hỗn hợp của cholesterol, ceramide và acid béo. Những lớp này sẽ tạo một màng ngăn, ngăn chặn các hợp chất lạ từ bên ngoài (hóa chất, vi khuẩn xâm nhập vào da). Việc dùng các thuốc/mỹ phẩm ngoài da đòi hỏi các hoạt chất có khả năng thấm qua da.
Đội ngũ nghiên cứu AOTA tập trung nghiên cứu khả năng hấp phụ này của acid linoleic qua da. Do Linoleic là thành phần chính của dầu nền của neem sạch mụn. Mức độ thẩm thấu của dầu nền này sẽ quyết định đến khả năng mang hoạt chất ngấm sâu hơn. Đồng thời acid linoleic sẽ giúp hạn chế bã nhờn từ da, làm da giảm mụn.
Trong clip này, các acid linoleic màu vàng. Các thành phần của da (Cholesterol, ceramide và acid tự do) được thể hiện màu xanh (cyan). Qua clip chúng ta thấy rằng acid linoleic thẩm thấu qua da dễ dàng. Điều này lý giả mạc dù dạng dầu nhưng neem sạch mụn AA không làm da bạn bị dầu?
2. Và rồi acid linoleic đi đâu?
Sau khi hấp phụ qua da, linoleic acid sẽ nhanh chóng đi sâu vào da và tập trung ở các tuyến bã nhờn (sau 4h, như trong nghiên cứu, xem hình). Sự tập trung linoleic acid ở đây sẽ tạo chất ức chế enzyme 5 alpha reductase, một enzyme thúc đẩy tạo bã nhờn. làm hạn chế bã nhờn.
Tài liệu tham khảo
1. J. Wepierre , M. Corroller , D. Dupuis , A. Rougier , C. Berrebi: In vivo cutaneous distribution of linoleic acid following topical application in the hairless rat; Journal of the Society of Cosmetic Chemists, Vol. 37, No. 3, 191-198
Chúng ta thường nghe những câu chuyện như: da tôi dễ bị mụn. rồi những lời khuyên nên thể thao, ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh để hạn chế mụn. Nhưng vấn đề là ăn cái gì? như thế nào? Tại sao những lại có những lời khuyên trên, đặc biệt là câu hỏi: "tại sao da tôi lại dễ bị mụn?"
1. Nguyên nhân sâu xa: Thiếu hụt linolenic/linoleic acid (omega 3, 6, 9)
"Da dễ bị mụn" được nhà khoa học nghiên cứu do thiếu các acid linolenic (1). Linolenic là một thành phần quan trọng có trong chất nhờn tiết ra từ tuyến bã nhờn. Sự thiếu hụt Linolenic dẫn tới:
a. Hàm lượng acid oleic trong bã nhờn nhiều hơn. Tạo ra IL-1alpha vào quá trình làm tăng chất sừng (hyperkeratinization) làm tăng độ nhớt bã nhờn, tắc lỗ chân lông
b. Hàm lượng squalene (một thành phần của bã nhờn) cao. Đây là chất dễ bị oxy hóa dưới tác động của UV. Điều này dẫn tới sự gia tăng độ "dính" của bã nhờn, làm giảm oxy (thúc đẩy vi khuẩn P. acnes phát triển) và gây viêm).
Khi tế bào chết nằm trong lỗ chân lông, nhiều protein bị ứ lại gọi là keratin. Quá trình này tiếp diễn khiết tình trạng tắc nghẽn càng tội tệ làm tăng lớp sừng hóa (hyperkeratinization).
Khi lỗ chân lông bị nghẽn lại, môi trường kỵ khí (thiếu oxy) xuất hiện và vi khuẩn gây mụn P. acnes phát triển mạnh, gây viêm.
"Tắc lỗ chân lông + viêm = mụn đỏ và đau!"
"Bã nhờn có chứa ít linolenic làm tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn cám và cuối cùng là mụn trứng cá!"
Rửa mặt bình thường vào mỗi buổi sáng và tối không thể giúp da bạn bổ xung linolenic. Thậm chí còn làm tình trạng mụn tồi tệ hơn, vì lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn để bù lại lượng linolenic đã mất. (Vâng, bạn đã đọc đúng, vì nước không thể làm các tế bào chết trong lỗ chân lông bong ra. Ngược lại, làm lượng dầu trên da giảm, lượng dầu tiết ra nhiều hơn làm cho mụn càng trầm trọng.)
Ngược lại, khi dùng linolenic acid sẽ làm thay đổi thành phần bã nhờn, làm các tế bào chết đi ra dễ dàng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 25% số mụn giảm trong vòng 1 tháng nếu bạn bổ xung linolenic (1). Hãy thử nghĩ xem nếu bạn sử dụng dầu có hàm lượng linolenic cao thời gian dài hơn.
Hình 1: Thành phần linoleic acid trong dầu Sacha Inchi
3. Bổ xung acid linolenic giúp giảm lượng bã nhờn tiết ra
Khi bã nhờn tiết nhiều, bã nhờn sẽ chứa nhiều oleic acid mà không phải linoleic acid. Điều này khiến cho việc thiếu acid linolenic ngày càng trầm trọng hơn.
Việc hạn chế tuyến nhờn, do vậy là cách thức đẻ loại bỏ mụn tận gốc. Việc hạn chế bã nhờn đòi hỏi phải ức chế quá trình sinh bã nhờn. Việc thúc đẩy sự tạo ra bã nhờn được thực hiện bởi enzyme 5-alpha reductase.
Hình 3: Mô hình chất ức chế Enzyme dùng kiểm soát bã nhờn.
Linoleic được chứng minh là chất ức chế tự nhiên 5-alpha reductase (2). Ngoài ra linolenic acid cũng làm giảm viêm (3).
Tài liệu tham khảo
1. Downing, D.T., et al., Essential fatty acids and acne. Journal of the American Academy of Dermatology. 14(2): p. 221-225.
Do con người có cấu tạo từ cholesteron, ceramide và acid béo. Nghiên cứu khoa học cho thấy da mụn thường có hàm lượng acid linoleic thấp (omega 3, omega 6, omega 9). Sự thiếu vắng acid linoleic sẽ làm tuyết bã nhờn dễ bị oxy hóa hơn, và nhiều các acid olelic được tạo ra. Điều này làm cho bã nhờn đặc lại, khó bị bài tiết, các vi sinh khuẩn dễ hoạt động, sinh viêm và hình thành mụn.Các acid trong dầu thường chia làm 2 loại: dầu nhẹ (như linoleic) có khả năng thẩm thấu qua da rất nhanh và dầu nặng (như oleic) là dầu nặng, thẩm thấu qua da chậm. Dầu chứa nhiều linoleic sẽ thích hợp cho da dầu, da mụn. Ngược lại dầu chứa nhiều oleic acid thích hợp cho da khô.
Hình 1: Cấu trúc một số acid thường gặp
2. Bổ xung acid linoleic bằng cách nào?
Acid linoleic có thể bổ xung bằng cách uống hoặc bôi ngoài da. Việc uống các viên bổ xung acid linoleic (omega 3) cho kết quả khá cao (1). Nghiên cứu (2) 25% những vết thương nhỏ, mụn cám giảm sau khi dùng sản phẩm có chứa linoleic sau 1 tháng. Một số nghiên cứu cũng khẳng định rằng, phần lớn acid linoleic khi thấm vào da sẽ tích lũy xung quanh tuyến nhờn, giúp điều hòa sự tiết bã nhờn.
Hình 2: Sự phân bố acid linoleic quanh tuyến nhờn sau 4h (3)
3. Một số dầu chứa nhiều acid linoleic
Grapeseed (hạt nho) - 70.6% linoleic: 16.2% oleic
Passion fruit (chanh dây) -linoleic– 77%: Oleic acid– 12%
Sacha Inchi (sachi) - 94% linoleic: 54% omega 3
Hiện tại trong sản phẩm Neem sạch mụn AA chúng tôi dùng dầu nền là dầu Sacha Inchi.
Hình 3: Thành phần dầu Sacha Inchi
Tài liệu tham khảo
1. Jung, J.Y., et al., Effect
of dietary supplementation with omega-3 fatty acid and gamma-linolenic acid on
acne vulgaris: a randomised, double-blind, controlled trial. Acta Derm
Venereol, 2014. 94(5): p. 521-5.
1. LETAWE,
BOONE, and PIÉRARD, Digital image
analysis of the effect of topically applied linoleic acid on acne
microcomedones. Clinical and Experimental Dermatology, 1998. 23(2): p. 56-58.
3. J. Wepierre , M. Corroller , D.
Dupuis , A. Rougier , C.
Berrebi: In vivo cutaneous distribution of linoleic
acid following topical application in the hairless rat; Journal
of the Society of Cosmetic Chemists,
Vol. 37, No. 3, 191-198
Neem sạch mụn AA với 100% hoạt chất từ tự nhiên. Các thành phần tự nhiên được nghiên cứu, chiết tách, tinh chế và phân đoạn để đạt hiệu quả cao. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cơ chế làm sạch mụn của sản phẩm Neem sạch mụn AA.
I. Cơ chế làm sạch mụn tổng thể
Mụn trứng cá sinh ra bắt đầu từ việc tăng hoạt động của tuyến bã nhờn và sự oxy hóa một số thành phần bã nhờn như squalene. Điều này dẫn tới sự tích tụ bã nhờn, sự phát triển của vi khuẩn P. acnes, tạo các chất gây độc tích cho tế bào và kích thích viêm. Cơ chế của sản phẩm neem sạch mụn AA có thể tóm lược về 5 cơ chế chính: (1) Điều hòa tuyến nội tiết; (2) Kháng oxy hóa; (3) Kháng vi khuẩn; (4) Kháng viêm; và (5) Tái tạo tế bào mới.
Hình 1: Cơ chế diệt mụn của Neem sạch mụn AA
II. Cơ chế cụ thể
1. Điều hòa tuyến nội tiết
Tuyến nội tiết nằm ở lớp trung bì, giúp tiết ra các bã nhờn, giúp da giữ ẩm, mịn màng. Tùy một số điều kiện, các tuyến này có thể hoạt động quá mạnh khiến lượng bã nhờn tiết ra nhiều và lỗ chân lông bài tiết ra không kịp.
Hoạt chất Azadirachtin và một số hoạt chất trong dịch chiết lá neem có khả năng tác động lên hoạt động của một số tuyến nội tiết trong phạm vi hẹp (local effect) của vị trí gây mụn (1,2).
Bên cạnh đó omega 3 (alpha linoleic acid) có trong dầu nền Sacha Inchi, thẩm thấu rất nhanh qua da và tích lũy xung quanh các tuyến nội tiết (sau 4h) (3). Hoạt chất omega 3 sẽ giúp cơ thể điều hòa tuyết nội tiết này (4).
Hình 2: Thành phần dầu Sacha Inchi trong neem sạch mụn
Hình 3: Omega 3 sẽ tập trung nhiều ở tuyến bã nhờn giúp điều hòa tuyến bã nhờn (3).
2. Ngăn chặn và dập tắt các phản ứng oxy hóa bã nhờn
Bã nhờn rất dễ bị oxy hóa, đặc biệt là squalene, một thành phần của bã nhờn. Khoa học đã chứng minh thành phần squalene có trong mụn lên tới khoảng 20% so với khoảng 10-15% của bã nhờn bình thường (5). Sự oxy hóa bã nhờn sẽ gây nên:
a. Làm bã nhờn đặc lại, do vậy khó đào thải ra ngoài.
b. Tiêu thụ oxy, tạo môi trường thiếu oxy (kỵ khí) trong lỗ chân lông. Môi trường thiếu oxy sẽ thúc đẩy vi khuẩn gây mụn P. acnes phát triển.
c. Tạo ra một số tiền chất, gây kích ứng tế bào, kích thích hệ miễn dịch, do vậy làm da sưng đỏ, viêm.
Hình 4: Oxy hóa squalene, một thành phần của bã nhờn.
Sự oxy hóa của bã nhờn có thể được dập tắt phần nhờ thành phần acid béo không no trong Neem sạch mụn AA. Các acid không no có khả năng dập tắt gốc tự do và chống lại tia UV (do khả năng thẩm thấu tốt) (6).
3. Kháng vi khuẩn, đặc biệt P. acnes
P. acnes là một vi khuẩn kỵ khí. Các vi khuẩn này thường có mặt trong da và không gây hại. Chỉ khi có cơ hội, P. acnes mới phát triển mạnh và gây mụn. Sự dư thừa bã nhờn và kỵ khí là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn P. acnes phát triển. Hiện nay, P.acnes có nhiều biến thể và ngày càng khó điều trị. Điều này có thể do khả năng kháng thuốc và khả năng tạo các lớp film (cộng đồng vi khuẩn) giúp chúng bảo vệ lẫn nhau (7).
Ngoài P. acnes, nhiều loại vi khuẩn gây mụn, viêm cũng dễ dàng xâm nhập do những tổn thương do mụn trên da.
Các vi khuẩn này khi phát triển sẽ tiết ra các hoạt chất gây kích ứng hệ miễn dịch và gây ngộ độc tế bào. Điều này làm cơ thể tiết ra sức đề kháng, miễn dịch, làm sưng, đỏ vùng da bị nhiễm khuẩn.
Trong Neem sạch mụn AA, các thành phần diệt khuẩn hiệu quả như Terpinene-4-ol trong tràm trà, Azadirachta Indica, Nimbin trong dầu neem, Coumarin trong dầu mù u giúp diệt các vi khuẩn gây mụn và vi khuẩn gây hại xâm nhập. Đặc biệt, khả năng diệt P. acnes đạt hiệu quả cao nhờ các hoạt chất tự nhiên có khả năng phá các lớp màng vi khuẩn hiệu quả và khả năng thẩm thấu cao. Ví dụ, nghiên cứu, tràm trà 5% có khả năng diệt khuẩn tương đương với Benzoyl Peroxide, mà không để lại tác dụng phụ (8).
4. Kháng viêm
Với các mụn mới nổi đỏ, việc sử dụng neem sạch mụn AA sẽ làm hết nhức, đau, đỏ sau khoảng 1-2 ngày (4 lần bôi). Điều này là nhờ khả năng kháng viêm tuyệt vời dầu neem, và dầu mù u (9,10). Các hoạt chất trong neem và dầu mù u sẽ dập tắt các tiền chất gây kích ứng viêm và cân bằng hệ miễn dịch.
5. Tái tạo tế bào mới
Một trong những ưu điểm tuyệt vời của Neem sạch mụn AA là khả năng loại tạo tế bào mới. Điều này rất quan trọng vì khi bị mụn, các tế bào da bị bị tổn thương. Các tia UV và vi khuẩn lạ sẽ dễ dàng xâm nhập.
Bằng việc kích thích tái tạo các tế bào mới, da của bạn sẽ được bảo vệ. Khả năng tái tạo tế bào mới là nhờ vào hoạt tính coumarin trong dầu mù u và các tinh chất của chiết suất củ nghệ vàng (11,12). Như các bạn đã biết nghệ và dầu mù u đã được dân gian dùng hàng ngàn năm để chữa trị và làm lành các vết thương.
Tài liệu tham khảo:
1. Sharma,
J.D., et al., ‘Antiandrogenic properties of neem seed oil (Azadirachta Indica) in male Rat and Rabbi'.
Ancient Science of Life, 1987. 7(1): p. 30-38.
2. Parshad, O., et al., Effect
of aqueous neem
(Azadirachtaindica)
extract on testosterone and other blood constituents in male rats. A pilot
study. West
Indian Med J, 1994. 43(3):
p. 71-4.
3. Cisneros, F.H., et al., Chemical
Composition, Oxidative Stability and Antioxidant Capacity of Oil Extracted from
Roasted Seeds of Sacha-Inchi
(Plukenetiavolubilis
L.).
Journal of Agricultural and Food Chemistry, 2014. 62(22):
p. 5191-5197.
4. J. Wepierre , M. Corroller , D.
Dupuis , A. Rougier , C.
Berrebi: In vivo cutaneous distribution of linoleic
acid following topical application in the hairless rat;Journal
of the Society of Cosmetic Chemists,
Vol. 37, No. 3, 191-198
5. Ottaviani, M., et al., PeroxidatedSqualene
Induces the Production of Inflammatory Mediators in HaCaT
Keratinocytes: A Possible Role in Acne Vulgaris. Journal of Investigative Dermatology,
2006. 126(11):
p. 2430-2437.
6. Capitanio, B., et al., Modulation
of sebum oxidation and interleukin‐1α levels associates with clinical
improvement of mild comedonal
acne.
Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 2014. 28(12):
p. 1792-1797.
7. Sadekuzzaman, M.,
et al., Current
and Recent Advanced Strategies for Combating Biofilms.
Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, 2015. 14(4):
p. 491-509.
8. Koh, K.J., et al., Tea
tree oil reduces histamine‐induced skin inflammation.
British Journal of Dermatology, 2002. 147(6): p. 1212-1217.
9. Dweck,
A.C. and T. Meadows, Tamanu
(Calophylluminophyllum)
– the African, Asian, Polynesian and Pacific Panacea.
International Journal of Cosmetic Science, 2002. 24(6): p. 341-348.
10. Schumacher, M., et al., Anti-inflammatory,
pro-apoptotic, and anti-proliferative effects of a methanolicneem
(Azadirachtaindica)
leaf extract are mediated via modulation of the nuclear factor-κB
pathway.
Genes & Nutrition, 2011. 6(2): p. 149-160.
11. Akbik, D., et al., Curcumin
as a wound healing agent.
Life Sciences, 2014. 116(1):
p. 1-7.
12. Léguillier, T., et al., The
Wound Healing and Antibacterial Activity of Five EthnomedicalCalophylluminophyllum
Oils: An Alternative Therapeutic Strategy to Treat Infected Wounds.PLoS ONE,
2015. 10(9):
p. e0138602.