Tóm tắt: Kháng vi khuẩn là 1 trong 5 cơ chế giúp neem sạch mụn AA loại bỏ mụn hiệu quả. Diệt vi khuẩn gây mụn P. acnes và các vi khuẩn lạ hiệu quả sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn, và ngăn ngừa được các biến chứng phụ. Tổng quát khả năng diệt vi khuẩn nổi trội của neem sạch mụn AA gồm:
- Diệt vi khuẩn gây mụn P. acnes hiệu quả, từ rất sớm và sâu bên trong da.
- Kháng được nhiều loại vi khuẩn gây viêm, mủ có thể xâm nhập từ môi trường.
- Không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.
- Tràm trà: 0.31-0.63% thể tích
- Dịch chiết neem: 5mg/ml
- Nghệ: 80μg/ml do hiện tượng cộng hưởng
- Dầu mù u 1-3 mg/ml. Đặc biệt hiệu quả cho vi khuẩn kỵ khí.
1. Mụn trứng cá là mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn phát triển.
Khi bạn bị mụn, các điều kiện để vi sinh vật phát triển rất cao: lượng chất dinh dưỡng (tế bào chết, dầu...). Đặc biệt là khi bạn nặn mụn, nhiều loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh sẽ tấn công vào, làm viêm da, nhiễm trùng da.
Video clip về những gì diễn ra trong mụn và sau khi nặn mụn
Vi khuẩn gây mụn trứng cá thường là P. acnes. Các vi khuẩn này hoạt động trong điều kiện kỵ khí, thiếu oxy (Điều kiện xảy ra khi bã nhờn bị oxy hóa). Gần đây các nhà khoa học phát hiện ra rằng, các vi sinh vật này có khả năng liên kêt thành một quần thể (màng vi si vật). Do vậy việc tiêu diệt các vi khuẩn này lại càng thêm khó khăn (1). Một nghiên cứu trên tạp chí nature (2) cho thấy hiện tượng tạo thành màng của vi khuẩn acne là rất lớn khoảng 47% bệnh nhân bị mụn trứng cá có hiện tượng này.
Hình 1: Hiện tượng tạo màng (biofilm) của vi khuẩn gây mụn P. acnes trên da. |
Do đặc tính màng sinh học, các cộng đồng vi khuẩn có khả năng chống lại thuốc rất cao. Đặc biệt là xảy ra tình trạng kháng thuốc (3). Các lớp màng này ngăn cản hoạt chất thuốc di chuyển vào trong, làm mất hoặc làm chậm tác dụng của thuốc. Đồng thời các lớp màng này cũng tạo điều kiện để vi khuẩn khác sống cộng sinh như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và thường gây viêm ở mụn trứng cá (4).
2. Đánh giá tổng quan khả năng kháng khuẩn của neem sạch mụn AA
Khả năng kháng khuẩn của neem sạch mụn AA là rất cao nhờ vào hoạt tính từ 4 loại hoạt chất chính: Tràm trà, dầu và dịch chiết lá neem, nghệ và dầu mù u. Một số đặc điểm nổi bật nhất về khả năng kháng khuẩn của neem sạch mụn AA là: (1) Diệt vi khuẩn gây mụn P. Acnes hiệu quả và ở giai đoạn đầu của mụn; (2) Kháng được nhiều loại vi khuẩn gây viêm từ bên ngoài xâm nhập vào như vi khuẩn gây viêm Staphylococcus aureus; (3) Không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.
3. Khả năng kháng khuẩn của một số hoạt chất trong neem sạch mụn AA
a. Tràm trà
Chia Jung Lee và các đồng nghiệp (5) xác định được thành phần tràm trà có hiệu quả kháng khuẩn là terpinen-4-ol, α-terpineol, α-terpinolene. Nghiên cứu Enshaieh và đồng nghiệp cho thấy 5% tràm trà trong sản phẩm giảm 43.64%. Tea tree oil có khả năng ngăn cản sự tạo thành các lớp màng sinh học (biofilm) một cách hiệu quả (6). Nghiên cứu cho thấy đối với P. acnes nồng độ tràm trà cần 0,31-0.63 % thể tích; Staphylococcus epidermidis 0.63-1.25 % thể tích; Staphylococcus aureus 0.63-1.25 % thể tích (12). Khả năng thẩm thấu vào da của các hoạt chất của tràm trà được tăng cường với sự thẩm thấu tốt của dầu Sachi.
Video clip về hoạt chất tràm trà được tăng cường thẩm thấu qua da nhờ vào hoạt chất omega 3 của dầu sachi (màu tím là tràm trà, màu vàng là omega 3, màu xanh (cyan) là lớp da gồm các cholesterol, ceramide, và các acid béo tự do).
Video clip thể hiện sự thẩm thấu của terpinen 4 ol, một thành phần chính của tràm trà vào da nhờ sự hỗ trợ của omega 3 của dầu sachi
b. Neem
Dầu neem và dịch chiết lá neem có khả năng chống vi khuẩn gây mụn ở mức độ trung bình (7). Nồng độ hoạt chất ức chế vi khuẩn gây mụn P. acnes ~5mg/ml (8). Tuy vậy, những hoạt chất này chống được nhiều loại vi khuẩn gây viêm khác. Ví dụ, neem có khả năng ức chế hiệu quả các loại vi khuẩn như: E.coli (1.562mg/ml), S. aureus (3.125 mg/ml), K. pneumonia (3.125 mg/ml), P. aeruginosa (1.562 mg/ml) (9).
c. Nghệ
Dịch chiết từ củ nghệ vàng có khả năng kháng khuẩn ở mức độ trung bình thấp. Ví dụ, dịch chiết này có khả năng ức chế hiệu quả các loại vi khuẩn như: E.coli (0.781mg/ml), S. aureus (3.125 mg/ml), K. pneumonia (1.562 mg/ml), P. aeruginosa (6.25 mg/ml) (9). Tuy vậy, khi dịch chiết này nằm trong các acid béo như dầu neem, dầu sachi, hiệu quả ức chế vi khuẩn P. acnes gây mụn tăng lên gấp nhiều lần. Nghiên cứu cho thấy khi dịch chiết củ nghệ vàng trong acid lauric có khả năng ức chế 50% P. acnes với nồng độ rất thấp 80μg/ml (10). Một khả năng đặc biệt của nghệ là khả năng tham gia làm phá vỡ lớp màng vi khuẩn (biofilm) giúp các hoạt chất thẩm thấu vào và diệt vi khuẩn dễ dang.
d. Dầu mù u
Dầu mù u (tamanu oil) đặc biệt có hiệu quả cao trong việc ức chế các loại vi khuẩn kỵ khí như P. acnes (11). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ với nồng độ từ 1-3 mg/ml tamanu oil có thể ức chế hiệu quả P. acnes. Ngoài ra, phổ các loại vi khuẩn có thể bị ức chế của các loại vi khuẩn của dầu mù u rất rộng, giúp việc bảo vệ vết thương hiệu quả. Điều đặc biệt dầu mù u ức chế rất cao các vi khuẩn kỵ khí, Tính chất này làm cho khả năng tiêu diệt vi khuẩn từ khi mới hình thành là rất cao.
Tài liệu tham khảo
1. Holmberg, A., et al., Biofilmformation by Propionibacterium acnes is a characteristic of invasive isolates.
Clin Microbiol Infect, 2009. 15(8):
p. 787-95.
2. Brandwein,
M., D. Steinberg, and S. Meshner, Microbialbiofilms and the human skin microbiome. npj Biofilms and Microbiomes, 2016.
2(1): p. 3.
3. Dessinioti,
C. and A.D. Katsambas, The role of<em>Propionibacterium acnes</em> in acne pathogenesis: facts andcontroversies. Clinics in Dermatology, 2010. 28(1): p. 2-7.
4. Tyner, H. and R. Patel, Propionibacteriumacnes biofilm – A sanctuary for Staphylococcus aureus? Anaerobe, 2016. 40: p. 63-67.
5. Lee, C.-J., et al., Correlationsof the components of tea tree oil with its antibacterial effects and skin irritation. Journal of Food and Drug Analysis, 2013. 21(2): p. 169-176.
6. R., L., et al., Comparisonof the cidal activity of tea tree oil and terpinen‐4‐ol against clinicalbacterial skin isolates and human fibroblast cells. Letters in Applied
Microbiology, 2008. 46(4): p.
428-433.
7. Balakrishnan KP, Narayanaswamy N, Subba P, Poornima EH. Antibacterial activity of certain medicinal plants against acne-inducing bacteria. Int J Pharm Bio Sci 2011;3:476-81.
8. Chomnawang,
M.T., et al., Antimicrobial effects ofThai medicinal plants against acne-inducing bacteria. Journal of
Ethnopharmacology, 2005. 101(1): p.
330-333.
9. Narendhirakannan,
R.T., et al., Evaluation ofantibacterial, antioxidant and wound healing properties of seven traditionalmedicinal plants from India in experimental animals. Asian Pacific Journal
of Tropical Biomedicine, 2012. 2(3,
Supplement): p. S1245-S1253.
10. Lavanya Balakrishnan, Effect of Curcuma longa loaded lauric acid lipid vehicle against Propionibacterium acnes and its cytotoxic effects on PBMC and HaCaT
11. Anna Kędzia, The effect of Tamanu oil (Calophyllum inophyllum)on anaerobic bacteria isolated from respiratory tract
12. A., R., W. U., and B. S.F., Antimicrobial effects of tea‐tree oil and its major components onStaphylococcus aureus, Staph. epidermidis and Propionibacterium acnes.
Letters in Applied Microbiology, 1995. 21(4):
p. 242-245.
No comments:
Post a Comment