Friday, April 20, 2018

Nghệ tốt cho da như thế nào?


Tóm tắt
Nghệ là một thực phẩm và dược liệu được dùng từ ngàn xưa. Sự phát triển của y học hiện đại đã tìm ra và chứng minh nhiều công dụng của nghệ đối với sức khỏe nói chung và da nói riêng. Nhìn chung nghệ có khả năng: (1) Kháng viêm; (2) Thúc đẩy quá trình lên da non bằng cách thúc đẩy sự chết của tế bào bị tổn thương (apoptosis). Đây là những đặc tính quan trọng tạo nên khả năng tái tạo da non, liền sẹo, mờ thâm trên da của nghệ. Dịch chiết củ nghệ là thành phần quan trọng trong Neem sạch mụn AA.
Hình 1: Thành phần dịch chiết củ nghệ trong Neem sạch mụn AA

1. Hoạt tính kháng viêm của nghệ

Nghệ có hoạt tính kháng viêm cao (1). Curcumin trong nghệ sẽ ức chế enzyme phosphorylase kinase (2). Đây là enzyme được tiết ra trong vòng 5 phút sau bị tế bào bị thương và ảnh hưởng tới quá trình kích thích viêm (3-5).  Các kích thích này ảnh hưởng tới các quá trình làm lành vết thương và hình thành sẹo (6). Ức chế enzyme phosphorylase kinase xảy ra vì curcumin sẽ điều tiết các đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Kháng viêm là một cơ chế quan trọng trong ngăn ngừa mụn.

2. Thúc đẩy quá trình lên da non

Curcumin được chứng minh thúc đẩy quá trình chết của các tế bào bị tổn thương (7-9). Đồng thời curcumin thúc đẩy quá trình tạo ra tế bào mới  để thay thế tế bào chết (10). Đây là cơ chế được chứng minh về mặt y khoa khi quan sát sự hồi phục vết thương từ bỏng nhiệt và cháy nắng, mụn, phẫu thuật... Curcumin sẽ ngăn chặn quá trình phosphorylation, do vậy ngăn cạnh chặn các cơ chế sửa chữa tế bào của DNA (DNA damage repair). Do vậy thúc đẩy quá trình chết của tế bào (10).

3. Ức chế enzyme tyrosinase, làm giảm lượng melanin.

Nghiên cứu gần đây (12) cho thấy dịch chiết từ củ nghệ vàng có thể ức chế 88.56% hoạt động của enzyme tyrosinase. Đây là enzyme điển khiển quá trình tạo ra melanin - một tế bào sắc tố tối màu của da (Thâm là hiện tượng có quá nhiều tế bào sắc tố này).

4. Một số kết quả nghiên cứu (11)

a. Bỏng lửa
Hình bên dưới là 2 trường hợp bỏng lửa. Hình bên trái là bỏng lửa cấp độ 2 tại thời điểm ban đầu. Hình giữa thể hiện sự hồi phục của da sau 4 ngày sử dụng curcumin ngoài da. Hình bên phải là hình da sau 6 tháng. Hầu như da không để lại sẹo trong thời gian này.
Hình 2: a. (Hình trái): Bỏng cấp độ 2 sau 2 ngày; b. (Hình giữa) Lành bỏng nhanh chóng sau 4 ngày khi bôi curcumin từ dịch chiết nghệ; c. Lành bỏng và không bị sẹo sau 6 tuần.
b. Cải thiện sẹo trong mụn trứng cá
Hình 3 a (cột trái) thể hiện bệnh nhân bị mụn trứng cá nặng. Bệnh nhân dùng curcumin ngoài da, kết hợp với uống vitamin A, dùng thêm retinoic. Hình b (cột phải) thể hiện sự cải thiện về da sau 12 tháng sử dụng.
Hình 3: a (Hình trái) thể hiện sẹo và mụn trứng cá nặng; b (hình phải) thẻ hiện sự cải thiện sẹo và mụn với việc bôi curcumin bên ngoài. (Ghi chú) có kết hợp uống thuốc.
c. Cháy nắng
Các tia UV có thể gây tổn thương cho da tùy cường độ UV và thời gian da tiếp xúc. Tia UV có thể thúc đẩy quá trình tạo thâm trên da (đặc biệt khi da bị mụn) do thúc đẩy quá trình sản xuất melanin. Việc dùng curcumin ngoài da sẽ thúc đẩy quá trình tạo tế bào mới và làm chết tế bào bị tổn thương. Đồng thời nghệ sẽ ức chế khoảng 88% hoạt động của enzyme thúc đẩy việc sản xuất melanin.
 Hình 4a (bên trên) thể hiện da bị cháy nắng và phồng rộp nghiêm trọng. Hình 4b thể hiện sự hồi phục của da khi dùng curcumin ngoài da sau 2 ngày.
Hình 4: a. (Hình bên trên)  thể hiện da bị cháy nắng nghiêm trọng; b. (hình dưới) thể hiện sự hồi phục nhanh chóng của da với việc bôi curcumin lên da sau 2 ngày.

Tài liệu tham khảo

1. Aggarwal B, Kumar A, Bharti AC (2003) Anticancer potential of curcumin: preclinical and clinical studies. Anticancer Res 23: 363-398.
2. Reddy S, Aggarwal BB (1994) Curcumin is a non-competitive and selective inhibitor of phosphorylase kinase. FEBS Lett 341: 19-22.
6. Heng MC (2017) Curcumin-induced apoptosis in the repair of photodamaged skin. J Dermatol Res Ther. 
7. Wang JB, Qi LL, Zheng SD, Wu TX (2009) Curcumin induces apoptosis through the mitochondrial-mediated apoptotic pathway. In HT-29 cell. J Zhejiang Univ Sci 19: 99-103.
9. Georgoussi Z, Heilmeyer LM Jr (1985) Evidence that phosphorylase kinase exhibits phosphatidylinositol kinase activity. Biochem 25: 3867-3874.
10. Heng MCY (2017) Topical Curcumin: A Review of Mechanisms and uses in Dermatology. Int J Dermatol Clin Res 3(1):010-017.
11. Sharma, K., N. Joshi, and C. Goyal, Critical review of Ayurvedic Varṇya herbs and their tyrosinase inhibition effect. Ancient Science of Life, 2015. 35(1): p. 18-25.

No comments:

Post a Comment