UV là một nguyên nhân quan trọng gây nhiều bệnh trên da: cháy nắng, oxy hóa, lão hóa da và ung thư da. Chống nắng rất quan trọng trong điều trị mụn. Việc bảo vệ những tế bào mới này sẽ giúp quá trình trị mụn hiệu quả và giúp bạn có làn da tươi trẻ hơn. Mặc dù chỉ số chống nắng (sun protection factor SPF) của neem sạch mụn AA chưa được đo đạc cụ thể, xong những công trình khoa học về từng thành phần riêng lẽ đã được công bố. Ví dụ, một sản phẩm chứa một lược nhỏ dầu mù u (nồng (1/10,000 thể tích/thể tích) cũng có chỉ số SPF=18-22. Hơn 85% những tác động của tia UV sẽ được chữa lành nhờ dầu mù u này. SPF của dầu và dịch chiết lá neem >40 với nồng độ 0.2%. Sự có mặt của omega 3 sẽ làm tăng chỉ số chống nắng khoảng 30 lần.
1. Chất chống nắng vật lý, hóa học và chỉ số chống nắng SPF
Chất chống nắng thường đến từ 2 loại: chống nắng vật lý và chống nắng hóa học. Chống nắng vật lý thường đến từ các hợp chất vô cơ như kẽm oxit hoặc titan oxit. Các hoạt chất này thường chống nắng tốt, lâu dài, không làm tắc lỗ chân lông. Tuy vậy thường làm da khô. Các chất chống nắng hóa học tường dựa trên nguyên lý hấp thu tia UV. Nhược điểm của các chất chống nắng loại này là nhanh bị phân hủy và mất tác dụng (khoảng 2 tiếng). Tuy vậy, các chất này có xu hướng giữ ẩm cho da.
Thông thường các sản phẩm chống nắng có chỉ số chống nắng SPF> 15. Với chỉ số này, hầu như >93% tia UV (nhất là UVB) sẽ được ngăn cản.
Hình 1: Mức độ bảo vệ khỏi UV theo chỉ số chống nắng SPF2. Chỉ số chống nắng của neem sạch mụn AA?
Chỉ số chống nắng tổng cộng của neem sạch mụn AA chưa được đo đạc chính xác. Tuy vậy khả năng của từng thành phần và các hiệu ứng cộng hưởng đã được nghiên cứu và công bố trên nhiều công trình trên thế giới.
Cơ chế chống nắng của neem sạch mụn AA là dựa vào thành phần dầu của sản phẩm phần lớn là các dầu béo không no đơn (monounsaturated) và dầu béo không no đa (polyunsaturated). Chính những acid béo không no này sẽ dập tắt các gốc tự do gây ra bởi tia UV (gây lão hóa, cháy nắng).
- Một nghiên cứu trên tạp chí European Journal of Pharmaceutical Sciences năm 2017 cho thấy dầu Mù u đóng vài trò cản UV rất tốt. Mù u có chỉ số chống nắng SPF khoảng 18-22 ở nồng độ thấp (1/10,000, v/v). Nghiên cứu cho thấy 85% tổn thương DNA gây ra với UV được hạn chế với chỉ 1% dầu mu trong sản phẩm (1).
- Nghiên cứu (2) về dầu neem cho thấy dầu neem có thể chắn khoảng 40% tia UVB. Điểm đặc biệt là khả năng hấp phụ càng cao, lên hơi hơn 95%, nếu bước sóng càng ngắn.
Đặc biệt, dịch chiết từ lá neem cho thấy khả năng chống tia UV rất tốt. Với nồng độ dịch chiết 2mg/ml, chỉ số chống nắng =40.1. Lá neem được dùng nhiều ở Ấn Độ trong các sản phẩm chống nắng.
- Omega 3 được chứng minh gia tăng các hoạt tính chống tia UV lên khoảng 30% (3). Hiệu quả này có được nhờ khả năng thẩm thấu nhanh và sâu vào trong da. Điều này có nghĩa omega 3 có khả năng mang hoạt chất chống nắng thẩm thấu sâu vào trong da, giúp bảo vệ da từ bên trong. Các bạn có thể quan sát quá trình thẩm thấu của omega 3 vào trong da qua clip bên dưới. (Màu xanh (cyan) là da gồm cholesterol, ceramide, acid béo tự do), màu vàng là omega 3).
- Nghệ được chứng minh có thể giảm thiểu các tác động của các tia UV: Chống lại oxy hóa, các quá trình cháy nắng, trương lên của da. Xem thêm tác dụng của nghệ
Những phản hồi của khách hàng chúng tôi cho thấy da sẽ mịn và sáng hơn khi dùng neem sạch mụn AA. Neem sạch mụn AA, tự thân cũng có khả năng chống tia UV cao. Nếu bạn vẫn muốn dùng thêm sản phẩm chống nắng, bạn phải tìm hiểu kỹ thành phần để đảm bảo rằng sản phẩm bạn chọn không làm tắc lỗ chân lông (và do vậy, làm giảm hiệu quả của neem sạch mụn AA).
Tài liệu tham khảo
1. Said, T., et al., Cytoprotectiveeffect against UV-induced DNA damage and oxidative stress: Role of newbiological UV filter. European Journal of Pharmaceutical Sciences, 2007. 30(3): p. 203-210.
2. K. Anil Kumar and K. Viswanathan, “Study of UV Transmission through a Few Edible Oils and Chicken Oil,” Journal of Spectroscopy, vol. 2013, Article ID 540417, 5 pages, 2013. doi:10.1155/2013/540417
3. Black, H.S. and L.E. Rhodes, Potential Benefits of Omega-3 Fatty Acids in Non-Melanoma Skin Cancer.
Journal of Clinical Medicine, 2016. 5(2):
p. 23.
|
No comments:
Post a Comment