Chúng ta thường nghe những câu chuyện như: da tôi dễ bị mụn. rồi những lời khuyên nên thể thao, ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh để hạn chế mụn. Nhưng vấn đề là ăn cái gì? như thế nào? Tại sao những lại có những lời khuyên trên, đặc biệt là câu hỏi: "tại sao da tôi lại dễ bị mụn?"
1. Nguyên nhân sâu xa: Thiếu hụt linolenic/linoleic acid (omega 3, 6, 9)
"Da dễ bị mụn" được nhà khoa học nghiên cứu do thiếu các acid linolenic (1). Linolenic là một thành phần quan trọng có trong chất nhờn tiết ra từ tuyến bã nhờn. Sự thiếu hụt Linolenic dẫn tới:
a. Hàm lượng acid oleic trong bã nhờn nhiều hơn. Tạo ra IL-1alpha vào quá trình làm tăng chất sừng (hyperkeratinization) làm tăng độ nhớt bã nhờn, tắc lỗ chân lông
b. Hàm lượng squalene (một thành phần của bã nhờn) cao. Đây là chất dễ bị oxy hóa dưới tác động của UV. Điều này dẫn tới sự gia tăng độ "dính" của bã nhờn, làm giảm oxy (thúc đẩy vi khuẩn P. acnes phát triển) và gây viêm).
c. Làm tuyến bã nhờn tạo ra nhiều
2. Acid linolenic giúp ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông
Khi tế bào chết nằm trong lỗ chân lông, nhiều protein bị ứ lại gọi là keratin. Quá trình này tiếp diễn khiết tình trạng tắc nghẽn càng tội tệ làm tăng lớp sừng hóa (hyperkeratinization).
Khi lỗ chân lông bị nghẽn lại, môi trường kỵ khí (thiếu oxy) xuất hiện và vi khuẩn gây mụn P. acnes phát triển mạnh, gây viêm.
"Tắc lỗ chân lông + viêm = mụn đỏ và đau!"
"Bã nhờn có chứa ít linolenic làm tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn cám và cuối cùng là mụn trứng cá!"
Rửa mặt bình thường vào mỗi buổi sáng và tối không thể giúp da bạn bổ xung linolenic. Thậm chí còn làm tình trạng mụn tồi tệ hơn, vì lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn để bù lại lượng linolenic đã mất. (Vâng, bạn đã đọc đúng, vì nước không thể làm các tế bào chết trong lỗ chân lông bong ra. Ngược lại, làm lượng dầu trên da giảm, lượng dầu tiết ra nhiều hơn làm cho mụn càng trầm trọng.)
Ngược lại, khi dùng linolenic acid sẽ làm thay đổi thành phần bã nhờn, làm các tế bào chết đi ra dễ dàng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 25% số mụn giảm trong vòng 1 tháng nếu bạn bổ xung linolenic (1). Hãy thử nghĩ xem nếu bạn sử dụng dầu có hàm lượng linolenic cao thời gian dài hơn.
Hình 1: Thành phần linoleic acid trong dầu Sacha Inchi |
3. Bổ xung acid linolenic giúp giảm lượng bã nhờn tiết ra
Khi bã nhờn tiết nhiều, bã nhờn sẽ chứa nhiều oleic acid mà không phải linoleic acid. Điều này khiến cho việc thiếu acid linolenic ngày càng trầm trọng hơn.
Việc hạn chế tuyến nhờn, do vậy là cách thức đẻ loại bỏ mụn tận gốc. Việc hạn chế bã nhờn đòi hỏi phải ức chế quá trình sinh bã nhờn. Việc thúc đẩy sự tạo ra bã nhờn được thực hiện bởi enzyme 5-alpha reductase.
Hình 3: Mô hình chất ức chế Enzyme dùng kiểm soát bã nhờn.
Linoleic được chứng minh là chất ức chế tự nhiên 5-alpha reductase (2). Ngoài ra linolenic acid cũng làm giảm viêm (3).
|
Tài liệu tham khảo
1. Downing, D.T., et al., Essential fatty acids and acne. Journal of the American Academy of Dermatology. 14(2): p. 221-225.
2.Liang, T. and S. Liao, Inhibition of steroid 5-α--reductase by specific aliphatic unsaturated fatty acids. Biochemical Journal, 1992. 285(2): p. 557-562.
3. Akamatsu, H., et al., Suppressive effects of linoleic acid on neutrophil oxygen metabolism and phagocytosis. The Journal of investigative dermatology, 1990. 95(3): p. 271-274.
No comments:
Post a Comment